Danh mục

TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG THẦN CIVA TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Mở đầu: Ấn Độ giáo du nhập vào Champa từ lâu đời. Bia ký đầu tiên tìm thấy tại vùng đất Panturankar (Quảng Nam-Đà Nẳng) là bia Bvadravacmani (thế kỷ IV) xác định sự ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo Ấn Độ vào vùng đất này. Tuy nhiên quá trình tiếp thu văn hoá cũng chính là quá trình bản địa hoá (Champa hoá) các yếu tố văn hoá ngoại lai để hình thành nên văn hoá Chăm đặc sắc, mang đậm dấu ấn bản địa. Đặc biệt Ấn Độ giáo khi vào Champa đã bị biến thành một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG THẦN CIVA TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG THẦN CIVA TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA 1. Mở đầu: Ấn Độ giáo du nhập vào Champa từ lâu đời. Bia ký đầu tiên tìm thấy tại vùng đất Panturankar (Quảng Nam-Đà Nẳng) là bia Bvadravacmani (thế kỷ IV) xác định sự ảnh hưởng văn hoá và tôn giáo Ấn Độ vào vùng đất này. Tuy nhiên quá trình tiếp thu văn hoá cũng chính là quá trình bản địa hoá (Champa hoá) các yếu tố văn hoá ngoại lai để hình thành nên văn hoá Chăm đặc sắc, mang đậm dấu ấn bản địa. Đặc biệt Ấn Độ giáo khi vào Champa đã bị biến thành một loại tôn giáo riêng theo quan niệm của người Chăm. Các vị thần cũng được gọi bằng những tên Chăm: thần Civa (thần Huỷ Diệt) được gọi là thần Pônintri, thần Vishnu (thần Bảo Tồn) – thần Pôpachơn, thần Brahma (thần Sáng Tạo) – thần Pôdêpadrơn. Trong đó thần Civa được người Chăm đề cao và được coi là vị thần linh tối cao. Vai trò của vị thần này được phản ánh đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc đá Champa. Năm 1866, De la Grandière, toàn quyền Đông Dương cho thu thập những cổ vật của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Hội Nghiên cứu Đông Dương (Societe des Etudes Indochinoises, thành lập năm 1885) tập trung nhiều nhà nghiên cứu người Pháp quan tâm đến các vấn đề Đông Dương và Viễn Đông. Nhưng việc nghiên cứu điêu khắc đá Champa chỉ được bắt đầu từ năm 1889, khi mà hai nhà nghiên cứu người Pháp là A.Barth và Bergaine tiến hành khảo cứu và dịch các minh văn khắc trên các bia đá Champa. Nhiều năm sau đó, các học giả Pháp bắt đầu tập trung nghiên cứu Champa một cách toàn diện, không chỉ về văn hoá, nghệ thuật mà cả về lịch sử. Trong những thập niên cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng một đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu khá đồng bộ, đứng đầu là L.Finot (giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ) và H.Parmentier (kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học) cùng với các nhà nghiên cứu khác như E.M.Durand; A.Barth, A.Bergaigne; E.Aymonier; P.Pelliot; G.Maspéro v.v. với hàng loạt công trình đăng tải trên tạp san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de É cole Francaise d’Extrême Orient). Có thể kể một số công trình: L.Finot với La religion des Chams d’après le monuments (Tôn giáo của người Chàm sau những đền đài); Notes de’pigraphie (Những nét về minh văn); Une trouvaille arche’ologique au temple de Po Naga à Nha Trang (Một khám phá khảo cổ học tại đền Pô Naga ở Nha Trang). H.Parmentier với: Scultures Căme de Tourane (Điêu khắc Chàm ở Đà Nẵng) và Sculptures Căme conservee’ à Huế (Những điêu khắc Chàm được bảo quản ở Huế). Cadière với: Monument et souvenirs Chams du Quang Tri et du Thua Thien (Đền đài và những kỷ niệm Chàm ở Quảng Trị và Thừa Thiên), La statue et les autres sculptures Chàm de Giam Bieu,(Những tượng và điêu khắc Chàm ở Giám Biều), Sculptures Chames de Xuan HoaLa statuaire du Champa-recherches sur les cultes et iconographie(Tượng Champa nghiên cứu về thờ cúng và tiếu tượng học). (Điêu khắc Chàm ở Xuân Hoà). Đặc biệt phải kể đến công trình của Boisselier công bố năm 1963, Trước đây ở miền Nam Việt Nam cũng có một vài bài viết mang tính chất thông báo như: Tân Việt Điểu với bài viết Ảnh hưởng và di tích Chiêm Thành trong văn hoá Việt Nam; Đỗ Thuận: Sự tích vua Pô Klong Garai hay sự tích tháp Chàm; Nguyễn Văn Luận: Vua Pô Rômê trong lịch sử và tín ngưỡng của người Chăm. Sau năm 1975, văn hoá Chăm được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Trước tiên phải kể đến tác phẩm Khảo cổ học Champa- quá khứ và tương lai của Nguyễn Duy Hinh, Văn hoá Chăm Pa của Ngô Văn Doanh,Người Chăm ở Thuận Hải do Phan Xuân Biên chủ biên. Các công trình của Cao Xuân Phổ như Người Chàm và điêu khắc Chàm, Điêu khắc Chàm, của giáo sư Lương Ninh như Vài nét về văn hoá Chăm, Lịch sử Việt Nam tập 1,… Để viết bài này, chúng tôi đã phân tích nhiều tác phẩm điêu khắc Champa tại Bảo tàng LSVN, Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẳng),… 2. Những đề tài tiêu biểu về thần Civa trong điêu khắc Champa 2.1. Civa được thể hiện dưới dạng nhân hình Trong điêu khắc đá Champa, Civa được thể hiện dưới dạng hình mạnh mẽ của một nam thần có con mắt thứ ba giữa trán, đầu đội mũ Jata-Mukuta đính nhiều đồ trang sức hoặc kiểu mũ Kirita-Mukuta chạm trổ cầu kỳ (những đầu tượng Civa tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM). Song cũng có trường hợp thể hiện thần có đeo một mặt trăng hình luỡi liềm trên búi tóc. Ba con mắt của thần tượng trưng: mặt trời (ban ngày), mặt trăng (ban đêm), con mắt thứ ba giữa trán tượng trưng cho thế gian. Thần có thể thấu thị quá khứ, hiện tại và tương lai. Những biểu hiện khác về tiếu tượng học (iconography), thần Civa cũng được thể hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau, có khi thần được thể hiện có rất nhiều tay và cưỡi trên lưng con bò thần Nandin cầm vũ khí biểu trưng là cây đinh ba lửa hay tượng Civa tay cầm một chiếc rìu, có khi khoác trên người một tấm da hổ, từ động tác chân đến mái tóc của thần v.v. đều là những biểu trưng cho hành động và biểu hiện khác nhau của Civa. Có khi thần Civa còn được thể hiện dưới dạng một nhà tu khổ hạnh với bộ râu dài, tay cầm chuỗi tràng hạt, đang trong tư thế ngồi chân trái gác lên chân phải, lòng bàn chân để ngửa (kiểu ngồi này thường được các nhà nhiên cứu gọi là kiểu ngồi Ấn Độ- Yoga) như các tượng ở Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Bình Định và nhiều nơi khác nhưng dưới dạng hình người biểu hiện toàn vẹn nhất của Civa được gọi với tên là Natraraja (vua Vũ đạo). Hình tượng này có thể thấy qua số bức phù điêu thể hiện nét mềm mại, uyển chuyển dị thường của thần Civa trong vũ điệu Tanvada (vũ điệu vận hành vũ trụ) như các phù điêu trên mi cửa đền Ponaga (Nha Trang), đền Poklong-Giarai (Phan Rang). Đây là hình thức biểu trưng cho quyền năng tuyệt đối của Civa và là biểu hiện hoàn hảo nhất về thần Civa. Những nét biểu hiện đặc trưng về thần Civa cũng cần kể đến là mái tóc rối bời của thần là tượng trưng cho dòng chảy của sông Hằng (thần thoại Ấn Độ cho rằng nguyên dòng sông Hằng vốn chảy ở trên trời nhưng nhờ Civa điều tiết cho chảy xuống ...

Tài liệu được xem nhiều: