Danh mục

Tìm hiểu khả năng lọc tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) của sò huyết (Anadara granosa) và sò anti (anadara antiquata) tại Khánh Hòa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.46 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được tiến hành với sò huyết (Anadara granosa), sò anti (Anadara antiquata) ở các thang độ mặn khác nhau. Trong thí nghiệm này, các bể thí nghiệm (45 lít) được đặt trong nhà có mái che, sục khí đều và liên tục. Tảo (Nannochloropsis oculata) được cấp vào mỗi bể với cùng mật độ 30x104 tế bào/ml.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu khả năng lọc tảo đơn bào (Nannochloropsis oculata) của sò huyết (Anadara granosa) và sò anti (anadara antiquata) tại Khánh Hòa Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC TÌM HIỂU KHẢ NĂNG LỌC TẢO ĐƠN BÀO (Nannochloropsis oculata) CỦA SÒ HUYẾT (Anadara granosa) VÀ SÒ ANTI (Anadara antiquata) TẠI KHÁNH HÒA STUDYING UNICELLULAR ALGAE FILTRATION OF BLOOD COCKLE (Anadara granosa) AND ARK SHELL (Anadara antiquata) AT KHANH HOA Nguyễn Thị Phương Hiền1, Nguyễn Chính2 Ngày nhận bài: 07/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/10/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành với sò huyết (Anadara granosa), sò anti (Anadara antiquata) ở các thang độ mặn khác nhau. Trong thí nghiệm này, các bể thí nghiệm (45 lít) được đặt trong nhà có mái che, sục khí đều và liên tục. Tảo (Nannochloropsis oculata) được cấp vào mỗi bể với cùng mật độ 30x104 tế bào/ml. Thí nghiệm được bố trí thành 4 lô, trong đó 3 lô thả sò ở 3 độ mặn khác nhau và 1 lô đối chứng không thả sò. Sò huyết đưa vào thí nghiệm có kích cỡ từ 20 đến 25 mm, sò anti từ 30 đến 35 mm. Các bể thí nghiệm được thả sò với mật độ 40 con/bể ngoại trừ các bể đối chứng. Các thí nghiệm được tiến hành trong vòng 3 giờ. Mật độ tảo được xác định định kỳ 30 phút/lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ lọc tảo của sò huyết tốt nhất ở độ mặn 20‰ đạt từ 194,3 - 376,9ml/cá thể/giờ; tốc độ lọc tảo của sò anti đạt cao nhất ở độ mặn 30‰ đạt từ 225,0 - 428,8ml/cá thể/giờ. Như vậy, thí nghiệm này cho thấy sò huyết và sò anti đều có khả năng lọc tảo và độ mặn có ảnh hưởng nhất định đến khả năng lọc của hai loại sò này. Từ khóa: Anadara granosa, Anadara antiquata, tốc độ lọc tảo ABSTRACT The experiment was carried out for blood cockles (Anadara granosa) and ark shells (Anadara antiquata) at different level of salinity. In this trial, tanks (45 l) were put in room and aerated continuously. Algae (Nannochloropsis oculata) density in each tank was 30x104 cells/ml. The experiment were disposed by 4 plots which include the control plot without mollusc and 3 experimental plots with mollusc. The size of blood cockles were 20 - 25mm and ark shells were 30-35 mm. The trial tanks were stocked molluscs about 40 individual/tank, excepting control tanks. The experiments occurred in 3 hours. Density of algae was determined every 30 minutes. The result of experiment showed that algae filtration rate was the strongest at 20‰ (194.3 - 376.9ml/individual/hour) for blood cockles and at 30‰ (225,0 - 428,8ml/ individual/hour) for ark shells. Thus, it could say that blood cockles and ark shells filtered unicellular algae and salinity influenced this filtration. Key words: Anadara granosa, Anadara antiquata, algae filtration rate I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tảo là một trong những loại thức ăn tự nhiên quan trọng của nhiều đối tượng động vật thủy sản trong đó có sò huyết và sò anti. Tuy nhiên, trong môi trường nước tảo không phải lúc nào cũng có lợi, sự phát triển quá mức của chúng gây nở hoa 1 2 nước là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường ở nhiều thủy vực. Động vật thân mềm hai vỏ nói chung và sò huyết, sò anti nói riêng là những loài ăn lọc. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Tìm hiểu khả năng lọc tảo của chúng nhằm Nguyễn Thị Phương Hiền: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang PGS.TS. Nguyễn Chính: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 115 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn mục đích tạo cơ sở ứng dụng vào thực tế hạn chế sự phát triển quá mức của tảo trong các môi trường thủy vực. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Hình 1. Sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) Hình 2. Sò anti Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Chuẩn bị thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí trong 16 bể nhựa có dung tích 45 lít. Nước biển dùng thí nghiệm được xử lý bằng máy xử lý tia cực tím (ULTRAQUA), xử lý chlorine nồng độ 25ppm trong vòng 48 giờ và lọc qua túi lọc thô. 2.2. Bố trí thí nghiệm - Đối với sò huyết: Thí nghiệm được tiến hành với sò huyết ở 3 thang độ mặn khác nhau 15‰, 20‰ và 30‰. Thí nghiệm được chia thành 4 lô trong đó 3 lô thí nghiệm có thả sò huyết và 1 lô đối chứng không thả sò huyết. Mỗi lô thí nghiệm được lặp lại 4 lần. Thí nghiệm dùng 16 bể nhựa với dung tích 45 lít, cho vào mỗi bể 40 lít nước biển đã qua xử lý. Cấp vào mỗi bể với cùng mật độ tảo Nannochloropsis oculata là 30x104 tế bào/ml. Sò huyết thí nghiệm có kích cỡ từ 20 đến 25mm, số lượng sò là 40 con/bể, lô đối chứng chỉ cấp tảo Nannochloropsis oculata không thả sò huyết. - Đối với sò anti: Thí nghiệm được bố trí tương tự như sò huyết. Thí nghiệm được tiến hành ở 3 Soá 1/2013 thang độ mặn 20‰, 25‰ và 30‰. Mật độ tảo Nannochloropsis oculata cấp vào mỗi bể là 30x104 tế bào/ml. Đối với các lô thí nghiệm có thả sò anti thì kích cỡ sò anti từ 30 - 35mm, số lượng sò anti cho vào mỗi bể là 40 con, lô đối chứng chỉ cấp tảo Nannochloropsis oculata không thả sò anti. 2.3. Xác định các thông số - Tốc độ lọc tảo của Coughlan (1969) Trong đó: m: tốc độ lọc (lít/cá thể thân mềm/giờ) M: thể tích nước thí nghiệm (lít) C0: mật độ tảo tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm Ct: mật độ tảo tại thời điểm t n: số cá thể thân mềm đưa vào thí nghiệm t: thời gian - Mật độ tảo: N = A x 5 x B x 10.000 (tế bào/ml) Trong đó: A: số tế bào tảo đếm được trung bình trong 5 ô (mỗi ô có diện tích 0,04mm2) trên buồng đếm hồng cầu Neubauer B: hệ số pha loãng 2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS. Các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA). So sánh sự khác nhau giữa các trung bình sau phân tích phương sai theo kiểm định LSD với độ tin cậy 95%. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Sự biến động mật độ tảo Nannochloropsis oculata ở các lô đối chứng Kết quả quá trình theo dõi sự biến động mật độ tảo theo thời gian thí nghiệm được tính ...

Tài liệu được xem nhiều: