Danh mục

Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.76 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay, sinh viên bên cạnh việc phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập ở trên lớp, họ còn phải dành nhiều thời gian cho việc tự học để có thể tiếp thu được những lượng tri thức nhiều và khó ở trường đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉPhạm Văn Cường và đtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ80(04): 105 - 108TÌM HIỂU KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG PHƯƠNGTHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈPhạm Văn Cường*, Phạm Thị TuyếtKhoa TLGD – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTrong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay, sinh viên bên cạnhviệc phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập ở trên lớp, họ còn phải dành nhiều thời giancho việc tự học để có thể tiếp thu được những lượng tri thức nhiều và khó ở trường đại học. Đốivới những sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS), do những khác biệt về lối sống, tính cách, sựthay đổi phương pháp học tập từ phổ thông lên đại học nên phương thức đào tạo mới này có thểgây ra nhiều khó khăn cho họ. Trong bài báo, tác giả đã tìm hiểu thực trạng 13 kỹ năng tự học cơbản của sinh viên; đồng thời cũng tìm ra 5 nguyên nhân chủ quan và 7 nguyên nhân khách quanảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên DTTS theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉvới mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, giảng dạy ở các trường đại học có sinhviên DTTS theo học.Từ khóa: Kỹ năng, tự học, sinh viên, tín chỉ, dân tộc thiểu sốĐẶT VẤN ĐỀ*Hiện nay có khá nhiều sinh viên khi bước vàotrường đại học thường quan niệm rằng chỉ cầncố gắng, tích cực học tập là có thể đạt kết quảtốt. Đành rằng như Edison đã từng nói: “thiêntài chỉ có 1% là thông minh còn 99% là mồhôi và công sức” nhưng sự cần cù để bù khảnăng đó nếu diễn ra không đúng phương phápthì hiệu quả học tập cũng sẽ không đạt đượckết quả như mong muốn.Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạocủa Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo,các trường Đại học trong cả nước đang cómột lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từhình thức đào tạo theo niên chế sang hìnhthức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thứcnày đòi hỏi sinh viên cần phải tự học nhiềuhơn. Với những sinh viên dân tộc thiểu số(SV DTTS), phương thức đào tạo mới này ítnhiều sẽ gây ra những khó khăn cho họ.Trường ĐHSP –ĐHTN với nhiệm vụ chủ yếulà đào tạo giáo viên các cấp cho các tỉnh trungdu và miền núi phía Bắc. Trong trường, hiệnnay có khoảng trên 30% sinh viên là ngườiDTTS đang theo học ở các hệ đào tạo khácnhau. Chúng tôi cho rằng, việc tìm hiểu kỹ*Tel: 0982.030.680năng tự học của họ trong phương thức đào tạomới là một việc làm cần thiết góp phần nângcao chất lượng giáo dục và giảng dạy ở đại học.KHÁI NIỆM CÔNG CỤHiện nay khái niệm kỹ năng (KN) đã có khánhiều các nhà Tâm lý học, Giáo dục học trênthế giới cũng như trong nước đưa ra và hiểudưới nhiều góc độ khác nhau. Tựu chung lại,khái niệm này thường được hiểu theo haihướng: Hướng thứ 1: Các tác giả coi KN làmặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạtđộng; Hướng thứ 2: Coi KN không đơn thuầnlà mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn làmột biểu hiện về năng lực của con người. Trongnghiên cứu của mình chúng tôi đồng tình vớihướng nghiên cứu thứ 2 và lấy khái niệm vềKN trong “Từ điển Tâm lý học” của tác giả VũDũng (chủ biên) làm khái niệm công cụ.“KN là năng lực vận dụng có kết quả nhữngtri thức về phương thức hành động đã đượcchủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụtương ứng” [2; tr 131].Trên cơ sở đó, kỹ năng tự học (KNTH) đượcchúng tôi quan niệm: “là phương thức hànhđộng trên cơ sở lựa chọn và vận dụng nhữngtri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện cókết quả mục tiêu học tập đã đặt ra, phù hợpvới những điều kiện cho phép”.105Phạm Văn Cường và đtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ80(04): 105 - 108KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨUKhách thể nghiên cứuKhách thể nghiên cứu chính gồm 83 SVDTTS năm thứ nhất (K45) tại các khoa Toán,Ngữ văn, Vật lý; Khách thể nghiên cứu bổ trợgồm 20 giảng viên đang giảng dạy tại cáckhoa, lớp được điều tra.Phương pháp nghiên cứuChúng tôi sử dụng các phương pháp nghiêncứu như: Nghiên cứu tài liệu, điều tra viết,quan sát, toán thống kê... Trong đó, phươngpháp điều tra viết là phương pháp cơ bảnnhất. Nó được sử dụng với mục đích để khảosát các mặt, các khía cạnh khác nhau tronghoạt động tự học của SV DTTS.Kết quả tổng hợp được xử lý trên bảng tínhđiện tử Microsoft Excel. Để đánh giá về 3nhóm KNTH của SV DTTS, chúng tôi phânra 3 mức độ như sau:Theo quan niệm của các nhà sư phạm thìKNTH của sinh viên được chia thành 3 nhómKN cơ bản: a/ KN kế hoạch hóa hoạt độngtự học gồm: 1. KN lập kế hoạch tự học trongngày, tuần, tháng; 2. KN sắp xếp công việc đểthực hiện kế hoạch tự học của bản thân; 3.KN linh hoạt, mềm dẻo để duy trì kế hoạch tựhọc tùy theo đặc điểm tâm – sinh lý của mình;4. KN điều chỉnh kế hoạch học tập khi cónhiệm vụ tự học mới... b/ Nhóm KN tổ chứcthực hiện kế hoạch gồm: 5. KN tìm kiếm, tratư liệu từ internet, thư viện, phòng tư liệu; 6.KN đọc s ...

Tài liệu được xem nhiều: