Nhạc thính phòng là một thể loại nhạc gồm các bài hát hoặc bản đàn được biểu diễn trong phòng khách tại tư gia hay trong một phòng nhỏ. Nhạc thính phòng Tây phương bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, đặc biệt là ở Ý và Anh, do những nhóm nhỏ các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên trình bày các bài hát 1 rồi sau đó được phổ biến và phát triển tới việc trình tấu các bản đàn. Tại Việt Nam, từ thế kỷ thứ 10, dưới triều vua Lê và Đinh đã......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu nhạc thính phòng Việt Nam: Đờn ca tài tử
:::Hoàng Việt Khanh:::
Tìm Hiểu Nhạc Thính Phòng Việt Nam: Đờn Ca Tài Tử
Nhạc thính phòng là một thể loại nhạc gồm các bài hát hoặc bản đàn được biểu diễn trong phòng
khách tại tư gia hay trong một phòng nhỏ. Nhạc thính phòng Tây phương bắt đầu xuất hiện vào
thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, đặc biệt là ở Ý và Anh, do những nhóm nhỏ các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên
trình bày các bài hát 1 rồi sau đó được phổ biến và phát triển tới việc trình tấu các bản đàn. Tại
Việt Nam, từ thế kỷ thứ 10, dưới triều vua Lê và Đinh đã xuất hiện các buổi ca và múa trong cung
đình, đền miếu, hoặc hội họp tại tư thất các quan tướng. Chính hình thức ca múa này đã làm nền
tảng cho âm nhạc t thính phòngn Việt Nam ngày nay2.
Tựu trung, âm nhạc thính phòng Việt Nam bao gồm ca trù, ca Huế và đờn ca tài tử, phát triển
mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20. Điểm khác biệt chính yếu giữa nhạc thính phòng Việt Nam và dân ca
Việt Nam là: nhạc thính phòng gồm những tác phẩm (có khi được ký âm) và người trình diễn cũng
như người thưởng thức phải được huấn luyện để có thể sử dụng các nhạc cụ, trình bày tác phẩm,
cũng như hiểu biết về thi ca3; trong khi dân ca mang tính cách tự phát, tự diễn trong lúc lao động
hoặc giải trí. Đờn ca tài tử (còn gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền Nam Việt Nam.
Thuật ngữ tài tử có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, tài tử là những người tài năng (talent), những
bậc thầy tham gia trình diễn; thứ hai, tài tử là những người nghiệp dư (amateur), gồm cả những
bậc thầy nhưng không lấy đó làm kế sinh nhai tham gia biểu diễn (music of the amateurs)4.
Nền tảng của đờn ca tài tử chính là nhạc lễ (còn gọi là nhạc ngũ âm), một loại nhạc được phát
triển vào thế kỷ thứ 17 dựa trên nhạc tế tự cung đình Huế và âm nhạc của các tỉnh Nam Trung
Bộ. Nhạc lễ trở nên thịnh hành ở miền Nam vào cuối thế kỷ 19, phục vụ chính yếu cho các lễ hội
tại địa phương. Các ban nhạc lễ lúc bấy giờ thường gồm có các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu
cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của
gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn vàbắt đầu dùng song lang
thay cho trống nhạc để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt các nhạc cụ dây kéo vĩ để chỉ còn có đàn
cò5. Những ban nhạc lễ nhỏ gọn như vậy còn có tên gọi lànhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 trở về
sau, các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để phân biệt với các ban nhạc lễ và
nhạc hát bội đang thịnh hành song song 6. Một điểm khác biệt khác giữa nhạc tài tử và nhạc lễ là
sự có mặt của ca sĩ. Do vậy ngoài việc hòa đàn với nhau, ban nhạc tài tử còn tham gia việc đệm
đàn cho ca hát 7. Mặt khác, các ban nhạc tài tử dần dần không đàn cho đám tang nữa, trừ những
trường hợp rất đặc biệt. Đối tượng phục vụ mới là những đám vui như đám ăn tân gia, đám cưới
nhà giàu, đám thăng quan tiến chức, hoặc đám giỗ lớn 8.
Đầu thế kỷ thứ 20, đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất
là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Đước (Long An), Cái Thia (Mỹ Tho),
và Sài Gòn, v.v.. Các nhóm tài tử khối miền Đông (ở vùng Sài Gòn Chợ Lớn và phụ cận) , và
nhóm tài tử khối miền Tây (ở Vĩnh Long và Sa Đéc) cũng được hình thành. Đứng đầu nhóm tài tử
khối miền Đông là ông Nguyễn Quang Đợi tức Ba Đợi, một nhạc sư từ triều đình Huế vào sống ở
Cần Đước cầm đầu cùng với các nghệ sĩ khác như Cao Huỳnh Cư và Cao Huỳnh Điểu. Riêng
nhóm tài tử khối miền Tây có ông Trần Quang Quờn tức Ký Quờn người Huế vào sống ở Vĩnh
Long làm thủ lĩnh cùng với các nghệ nhân Trần Quang Diệm, Nguyễn Liên Phong và Nguyễn Tư
Ba người gốc Quảng Nam. Các nghệ nhân này là những nhà tiên phong trong những cố gắng
biên soạn, sáng tác và giảng dạy nhạc tài tử theo phong cách riêng của mình. Các ấn bản nhạc
tài tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1909. Riêng trong những thập niên 60 và 70, nhạc tài tử được
các hãng đĩa phát hành rộng rãi trong và ngoài nước như hãng Béka, Ocora, Pathé, Việt Hải,
Hồng Hoa, Marconi, và Odéon.v.v.. Từ đó nhiều danh ca, danh cầm được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên ít thấy có những trường hợp đưa nhạc tài tử lên sân khấu trình diễn như thể loại âm
nhạc thính phòng phương Tây 9.
So với các loại nhạc thính phòng khác của Việt Nam và phương Tây, trong nhạc tài tử, vai trò của
những người đàn và hát là ngang nhau. Ca sĩ trong ca trù và ca Huế thường là phụ nữ, nhưng
trong nhạc tài tử, ca sĩ nam và nữ đều có vai trò ca hát bình đẳng. Dàn nhạc của đờn ca tài tử có
nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của ca trù và ca Huế . Các nhạc cụ sử dụng trong nhạc tài tử thường
có đàn tranh, cò, kìm, gáo, độc huyền, song lang, và ống tiêu v.v.. Khoảng từ năm 1920, đàn ghi
ta phím lõm (hay t lục huyền cầma hoặc chì gọi đơn giản là n ghita, ), hạ uy cầm, và viôlông
(violon hay vĩ cầm) cũng được thêm vào trong ban nhạc 10. Khi biểu diễn nhạc tài tử, các ng ...