Danh mục

Tìm hiểu nhận thức của phụ nữ mang thai ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp về bệnh trầm cảm sau sinh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về nhận thức của phụ nữ mang thai về bệnh trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với số lượng 100 người phụ nữ đang mang thai được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Từ những đánh giá, chúng tôi đề ra những giải pháp giúp cho phụ nữ nhìn nhận rõ ràng hơn về bệnh trầm cảm sau sinh cũng như các cách để phụ nữ vượt qua tình trạng đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu nhận thức của phụ nữ mang thai ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp về bệnh trầm cảm sau sinh KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA PHỤ NỮ MANG THAI Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ BỆNH TRẦM CẢM SAU SINH SV: Võ Thị Mỹ Duyên - Lê Thi Nhân, Lớp ĐHCTXH15A GVHD: ThS. Đỗ Thị Thảo Tóm tắt Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về nhận thức của phụ nữ mang thai về bệnh trầm cảm sau sinh. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với số lượng 100 người phụ nữ đang mang thai được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Từ những đánh giá, chúng tôi đề ra những giải pháp giúp cho phụ nữ nhìn nhận rõ ràng hơn về bệnh trầm cảm sau sinh cũng như các cách để phụ nữ vượt qua tình trạng đó. Từ khoá: trầm cảm, trầm cảm sau sinh 1. Đặt vấn đề Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”. “Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trọ điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lí”. Trầm cảm (TC) ở phụ nữ sau sinh (PNSS) là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người phụ nữ, tình trạng hôn nhân và sự phát triển cảm xúc, xã hội, nhận thức và liên nhân cách của đứa trẻ. Nếu bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh không được điều trị dứt điểm có thể sẽ tái diễn và phát triển thành mãn tính, để lại hậu quả lâu dài. Hiện nay vấn đề trầm cảm ở phụ nữ sau sinh được nghiên cứu dưới góc độ khảo sát thực trạng (mức độ phổ biến), các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa, can thiệp. Sau sinh là thời kỳ xảy ra nhiều những sự thay đổi về sinh lý và tâm lý xã hội trong đời sống của người phụ nữ. Những yếu tố này luôn đặt các bà mẹ mới sinh con vào nguy cơ dễ mắc các bệnh tâm thần mà người bệnh, gia đình, các thầy thuốc sản khoa, nhi khoa và tâm thần cần nhận biết sớm để có những can thiệp kịp thời. Giai đoạn mang thai và sau sinh con đòi hỏi người phụ nữ phải có sự tổ chức lại và thích nghi về cả mặt cơ thể và tâm thần. Do đó các vấn đề cảm xúc và tâm thần thường xuất hiện ở giai đoạn này, trong đó có trầm cảm sau sinh. Thống kê trên thế giới cho thấy, khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ vừa mới sinh có triệu chứng rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn, tương ứng với 15,6% trong thời kỳ mang thai và 19,8% sau khi sinh con. Thống kê từ một bệnh viện tư chuyên khoa về phụ sản ở Hà Nội cho thấy, có tới 60%- 70% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm ở mức độ nhẹ. Theo một khảo sát của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM năm 2002, 41% phụ nữ sau sinh từng có ý định tự tử. Đó là chưa kể rất nhiều phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhưng cố gắng che giấu, chỉ đến khi phát bệnh mới được đưa đi viện chẩn đoán và can thiệp. Trong xã hội ngày nay, bệnh trầm cảm khá quen thuộc đối với nhiều người nhưng trầm cảm sau sinh là một khái niệm khá mới mẻ với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Các chuyên gia tâm lý cho biết trầm cảm sau sinh là căn bệnh cực kì nguy hiểm nhưng có rất nhiều người không hề nhận thức đúng về căn bệnh này. Trong thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp đáng tiếc liên quan đến chứng trầm cảm sau sinh. Hậu quả của trầm cảm sau sinh: - Không ít bà mẹ trẻ đã ra tay tàn độc, sát hại chính đứa con mình đứt ruột đẻ ra chỉ vì mắc chứng trầm cảm sau sinh, Nhiều người còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé dẫn đến mất hứng thú trong cuộc sống. Trang 42 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH - Căng thẳng thường xuyên khiến họ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ trường kì, mất đi ham muốn “chuyện ấy”, thường né tránh quan hệ tình dục với chồng và tình trạng càng trở nên trầm trọng nếu thời điểm ấy gia đình có xảy ra mâu thuẫn hay có khó khăn về tài chính sẽ dễ gây mất hạnh phúc gia đình. - Nguy hiểm hơn, người bị trầm cảm sau sinh có thể bị ám ảnh, hoang tưởng. Một số người mắc bệnh luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Trong khi đó, một số người khác lại nghĩ rằng mình là mối nguy hại của gia đình, đặc biệt là đứa trẻ và có cảm giác tội lỗi. Các ám ảnh này dẫn đến việc các bà mẹ có những hành động dại dột như bỏ nhà ra đi, tự tử,… - Do mắc bệnh người phụ nữ trở nên cáu gắt hơn có thể gây mâu ...

Tài liệu được xem nhiều: