Danh mục

Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.68 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ ra những thay đổi trong nhận thức về sức khỏe và các phương pháp chăm sóc sức khỏe của dân thủy cư sông Lô ở Tuyên Quang. Nhận thức về nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thần linh, ma quỷ... đã giảm dần; chế độ dinh dưỡng và làm việc, sự thay đổi thời tiết... cũng được coi là các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu nhận thức và thực hành chăm sóc sức khỏe của cư dân vạn chài sông Lô ở Tuyên Quang dưới góc nhìn nhân học y tế TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 107 TÌM HIỂU NHẬN THỨC V0 THỰC H0NH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA CƯ DÂN VẠN CH0I SÔNG LÔ Ở TUYÊN QUANG DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC Y TẾ Nguyễn Thị Tám1 Viện Dân tộc học Tóm tắt: Bài viết chỉ ra những thay đổi trong nhận thức về sức khỏe và các phương pháp chăm sóc sức khỏe của dân thủy cư sông Lô ở Tuyên Quang. Nhận thức về nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thần linh, ma quỷ... đã giảm dần; chế độ dinh dưỡng và làm việc, sự thay đổi thời tiết... cũng được coi là các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc vẫn chữa bệnh theo cách truyền thống như sử dụng thuốc nam, cúng bái... như trước đây, dân vạn chài hiện nay cũng đã sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại. Có sự chuyển biến đó, một phần do tác động từ các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người nghèo của Nhà nước; sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đời sống của dân chài sông Lô nói riêng, còn phải kể đến những thay đổi trong nhận thức của chính đối tượng này. Từ khoá: Chăm sóc sức khoẻ, làng chài, dân chài, sông Lô, Tuyên Quang, nhân học y tế. 1. MỞ ĐẦU Ở Tuyên Quang hiện có một bộ phận cư dân vạn chài đang sinh sống trên dòng sông Lô. Trước sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội và môi trường những năm gần đây, họ đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhất là về giáo dục và y tế. Việc nghiên cứu thực trạng đời sống và sức khỏe của cư dân vạn chài hiện nay vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Đây không chỉ là đối tượng nghiên cứu cần thiết của nhân học y tế, mà còn của các lĩnh vực khoa học liên ngành khác. Là một chuyên ngành của Nhân học, mục đích của Nhân học y tế là tìm hiểu các cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về thân thể, sức khỏe và bệnh tật của họ cũng như các hành động của họ liên quan đến vấn đề này [2, tr.53]. Theo định nghĩa của Foster và Anderson: “Nhân học y tế là một chuyên ngành văn hóa sinh học nghiên cứu đến cả hai khía cạnh sinh học và văn hóa xã hội của hành vi loài người, đặc biệt nghiên cứu những cách thức mà hai khía cạnh này tương tác 1 Nhận bài ngày 21.05.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Tám; Email: hongtam.ls89@gmail.com 108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI với nhau trong suốt lịch sử của nhân loại để ảnh hưởng lên sức khỏe và bệnh tật” [5, tr.3]. Ở bài viết này, dựa trên quan điểm của nhân học y tế, chúng tôi tiếp cận theo hai khía cạnh sinh thái và văn hóa. Khía cạnh sinh thái nhấn mạnh việc tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố môi trường và sinh thái với sức khỏe và bệnh tật của con người. Khía cạnh văn hóa thể hiện ở niềm tin và sự hiểu biết của người dân đối với bệnh tật trên nền tảng văn hóa của họ: các giá trị của những nhận thức, kiêng kỵ và thói quen liên quan đến sức khỏe... Theo cách tiếp cận này, bài viết tìm hiểu mối liên hệ giữa các quan niệm về bệnh tật, ốm đau và các hành vi tự chăm sóc sức khỏe của người dân vạn chài Tuyên Quang trên sông Lô. 2. NỘI DUNG 2.1. Đặc điểm dân vạn chài sông Lô Theo lời kể của các bậc cao niên ở vạn chài sông Lô, dân chài trước cách mạng tháng Tám năm 1945 gồm có dân bản địa xuống sông đánh cá, chở đò, sống thành từng vạn và dân tứ xứ về cư ngụ thành làng, lấy nghề chài lưới làm sinh kế chính cùng các nghề phụ, họ tự gọi mình là dân nhà bè. Họ tập trung thành từng vạn phân chia theo loại hình ngư cụ, chẳng hạn: có vạn chuyên câu chăng, vạn chuyên chài lưới, vạn chuyên câu xẻo... Thành phần dân cư rất đa dạng, một số vạn theo Công giáo. Những ngôi nhà bè được cắm ở vị trí dọc hai bên bờ sông Lô, mỗi ngôi nhà tương ứng với một gia đình có thể gồm một hay hai, ba thế hệ trong đó. Mỗi nhà có một vài chiếc thuyền. Họ xa lạ với mọi chuyện trên bờ, sinh con ở trên thuyền, ốm đau ở trên thuyền, đến khi chết thì gửi xác vào bờ. Họ ít được học hành, sinh đẻ nhiều, con cái 15 - 17 tuổi đã lo dựng vợ gả chồng và cho ra ở riêng một thuyền. Vừa sắm cho con lớn tấm lưới, chiếc thuyền, đã phải lo cho đứa thứ hai. Có thể nói, trước cách mạng tháng Tám, dân chài là một trong những thành phần nghèo khổ nhất. Về sau, những người dân chài gốc bản địa khi có điều kiện đã chuyển lên bờ làm ăn sinh sống, số còn lại vẫn gắn bó với những mái nhà bè trên sông. Từ sau năm 1954, dân ở các vùng sông khác lần lượt di chuyển về đây lập nghiệp. Có thể với nhiều người, mảnh đất này không hoàn toàn là một khu vực lý tưởng để cư trú, nhưng với những người không “tấc đất cắm dùi” này thì đó lại chính là trạm dừng chân yên ổn cuối cùng trong những năm tháng phiêu dạt. Hiện nay số cư dân ...

Tài liệu được xem nhiều: