Danh mục

Tìm hiểu những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta: Phần 2

Số trang: 232      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.14 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách "Những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta" được biên soạn với hy vọng góp thêm tiếng nói vào việc tuyên truyền kiến thức sử học, để mọi người thêm hiểu, thêm yêu lịch sử nước nhà, hiểu thêm nhân cách của các bậc vua chúa, quan lại ở mỗi thời kỳ lịch sử đất nước và điều quan trọng hơn là, từ "hiểu xưa" để "ngẫm nay". Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu những kế sách xây dựng đất nước của cha ông ta: Phần 2 225 CHO BINH ĐƯỢC CƯỜNG, NƯỚC ĐƯỢC THỊNH V ào đầu thời Nguyễn, hiện tượng mượn người hay nhờ người đi lính thay khá phổ biến, ảnh hưởng lớn tới chất lượng quân đội. Trước tình hình đó, vào tháng Một năm Nhâm Thìn, đời vua Minh Mệnh (tháng 12-1832), khi đang làm Thự (78) Tổng đốc (50) Hải - Yên1, Nguyễn Công Trứ đã tâu với vua rằng: Từ trước đến nay, nguyên toàn hạt Bắc Thành (55), hạng giản binh quen thói hư hậu: có khi 5 năm một lần đổi mà trong đó phần nhiều lại thuê mướn người thay trong vòng một năm, thay đổi chia phiên ở hàng ngũ không được mấy ngày, mới thuộc tiết mục chiêng trống đã lại đổi một lũ buôn đay bán rau đến, động có việc điều khiến thì những phép tiến lùi, đi đứng đâm đánh đều lơ mơ cả, nên thường đến nội hỏng việc. Ngô Tử có nói: Sở dĩ thua vì ở chỗ bất tiện, _____________ 1. Hai tỉnh Hải Dương và Quảng Yên. 226 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA chính là vì thế1. Vậy xin từ nay, phàm những người dân đi lính nếu muốn đưa người đi thay thì phải chọn con nhà đa đinh, giàu mạnh sức lực, tuổi đến năm mươi mới được thải về. Nếu còn theo thói thuê mướn cũ, có tên không có thực, hoặc làm khoán ước riêng, tự ý thay đổi cho nhau thì lý trưởng, hương mục đương thứ đều phải tội nặng. Người lính vin vào khoán ước tự động bỏ về sẽ bị xử tội theo luật đào ngũ. Vua Minh Mệnh nhận xem kỹ lời tâu, rồi dụ các quan Bộ Binh (2): Lời tâu của Nguyễn Công Trứ rất phải. Nay binh lính là để giữ nước. Những người đã lệ thuộc vào quân lính tất phải ở lâu trong hàng ngũ để tập luyện thông thạo, gặp khi có việc mới mong làm việc đắc lực. Vả lại, những thói tệ hại ấy, từ trước đã nhiều lần nghiêm cấm, thế mà đến nay vẫn chưa bỏ được. Ta tưởng chẳng riêng một hạt ấy như thế mà các địa phương khác chắc cũng không ít. Đó đều bởi lũ _____________ 1. Ngô Tử: tác phẩm binh pháp của Ngô Khởi đời Chiến quốc; tập hợp những khảo luận về quân sự của ông trong thời gian làm tướng ở nước Lỗ và nước Ngụy; được coi là một trong những bộ binh pháp tiêu biểu nhất ở Trung Quốc thời cổ đại và là một trong Vũ kinh thất thư (bảy bộ binh pháp kinh điển của Trung Quốc) và thường được giới thiệu kèm với Tôn Tử binh pháp để tạo thành bộ sách quân sự nổi tiếng Tôn Ngô binh pháp. CHO BINH ĐƯỢC CƯỜNG, NƯỚC ĐƯỢC THỊNH 227 quân dân lâu ngày quen thói, noi theo lẫn nhau mà quan địa phương và viên quản suất không chịu để tâm xem đó thôi. Vậy truyền chỉ cho tổng đốc và tuần phủ (50) các tỉnh ra cáo thị cho quân dân từ nay sửa bỏ vết xấu, nếu không sẽ nghiêm trị. Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, Sđd, tập Ba, tr.418. Lời bàn Quân đội là công cụ chính yếu, quan trọng nhất để bảo vệ đất nước, khi có ngoại xâm. Quân đội mạnh hay yếu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phòng thủ của đất nước. Quân đội mạnh hay không thể hiện trước hết ở chất lượng người lính, từ sức vóc - thể hình, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, trang bị vũ khí và trình độ kỹ, chiến thuật, trong đó ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm với nghĩa vụ của người lính là quan trọng nhất. Để có được điều này, những người lính phải được chọn lọc kỹ càng, được rèn luyện, giáo dục lâu năm trong quân ngũ. Vậy mà, thời Minh Mệnh, có hiện tượng thuê người đi lính. Hệ quả là trong quân đội có nhiều binh lính thiếu chuyên nghiệp, không có ý thức kỷ luật, thiếu trình độ kỹ, chiến thuật. Một quân đội như vậy khi có chiến tranh ắt không thể hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 228 NHỮNG KẾ SÁCH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC CỦA CHA ÔNG TA Tờ sớ của Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ vạch rõ tiêu cực trong việc tuyển lính, những bất cập của quân đội nước nhà ở nhiều địa phương để đưa ra các giải pháp khắc phục, được vua Minh Mệnh chấp thuận, để xây dựng quân đội vững mạnh. 229 ĐỪNG LÀM DÂN PHẢI ĐAU KHỔ... T háng Năm, năm Quý Tỵ đời vua Minh Mệnh (tháng 6-1833), Thự (78) Giám sát Ngự sử (13) đạo Hải - Yên Lê Đức Tiệm có lời tâu (76) lên vua: Trước đây thần vâng mệnh đi Bắc Kỳ làm việc công, nghe biết trong dân gian gần đây có việc quan địa phương mua các vật hạng1 chỉ căn cứ vào số người trong sổ đinh (87) mà bắt chia nhau cáng đáng, đến nỗi người không sản xuất, mặc dù vật giá cao, cũng phải miễn cưỡng mua nộp. Bọn tổng lý2 và lại dịch nhân đấy lại sách nhiễu, nhân dân rất đau khổ. Vua Minh Mệnh đọc tờ tâu rồi bảo các quan Bộ Hộ: Nếu cứ đúng như những lời nói đó thì dân ta gặp phải tệ hại không sao xiết kể! Vả lại, từ trước đến nay, nhân khi nhà nước có cần dùng gì thì đã chuẩn cho trả thêm giá, mua bán thỏa thuận, là cốt muốn tiện lợi cho dân. _____________ 1. Tức các sản phẩm của nghề thủ công, các loại nguyên vật liệu cho xây dựng hoặc cho đời sống. 2. Các chánh tổng, lý trưởng, phó lý. 230 ...

Tài liệu được xem nhiều: