Nội dung Sổ tay "Tìm hiểu pháp luật về giám định tư pháp" gồm 02 phần: Tìm hiểu chung về Luật Giám định tư pháp và hoạt động giám định tư pháp; Tình huống pháp luật về giám định tư pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu pháp luật về giám định tư pháp - Sổ tay
1
2
LỜI NÓI ĐẦU
Giám định tư pháp là việc người giám định tư
pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp
khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên
môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải
quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu
của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của
người yêu cầu giám định. Nói cách khác, giám định tư
pháp là một hoạt động trong những hoạt động bổ trợ
tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, góp phần quan trọng
vào việc giải quyết các vụ án, vụ việc được chính xác,
khách quan và đúng pháp luật.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, ngày 20/6/2012,
Luật Giám định tư pháp đã được Quốc hội thông qua,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Sau hơn 7
năm thi hành Luật Giám định tư pháp, công tác giám
định tư pháp đã đạt được nhiều kết quả nhưng cũng bộc
lộ nhiều bất cập. Trước yêu cầu thực tiễn của công tác
giám định tư pháp và đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đấu
tranh, phòng chống tham nhũng trong tình hình mới,
3
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định
tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 10/6/2020, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
Chính phủ ban hành Nghị định số 157/2020/
NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
Giám định tư pháp; Bộ Tư pháp ban hành Thông tư
số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 quy định về mẫu
thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên
tư pháp.
Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 24/9/2020
của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Ngày 05/3/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch số 117/KH-UBND về triển khai thi hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và
áp dụng hiệu quả các quy định của Luật Giám định tư
pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám
định tư pháp và các quy định pháp luật có liên quan
trong hoạt động tố tụng cũng như trong công tác giám
định tư pháp. Sở Tư pháp tỉnh An Giang biên soạn Sổ
tay “Tìm hiểu pháp luật về giám định tư pháp”. Nội
dung Sổ tay gồm 02 phần:
4
- Phần thứ nhất: Tìm hiểu chung về Luật Giám
định tư pháp và hoạt động giám định tư pháp.
- Phần thứ hai: Tình huống pháp luật về giám
định tư pháp.
Trong quá trình biên soạn cuốn Sổ tay, mặc dù
chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận
được sự góp ý của quý bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
SỞ TƯ PHÁP TỈNH AN GIANG
5
PHẦN THỨ NHẤT:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ LUẬT
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP VÀ
HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Câu hỏi 1. Giám định tư pháp là gì?
Đáp:
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp
năm 2012, Luật Giám định tư pháp sửa đổi năm 2020,
giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử
dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học,
kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những
vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc
dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu
giám định theo quy định của Luật này.
Câu hỏi 2. Cá nhân, tổ chức giám định tư
pháp bao gồm cá nhân, tổ chức nào?
Đáp:
Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Giám định tư pháp, cá
6
nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định
viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ
chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư
pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo
vụ việc.
Câu hỏi 3. Người giám định tư pháp là ai?
Đáp:
Theo Khoản 5 Điều 2 Luật Giám định tư pháp,
người giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư
pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
Câu hỏi 4. Giám định viên tư pháp là ai?
Đáp:
Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp,
giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định
tại Khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
Câu hỏi 5. Muốn được bổ nhiệm giám định
viên tư pháp phải có tiêu chuẩn gì?
Đáp:
Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp,
công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các
tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám
định viên tưpháp:
7
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế
hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ
05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám
định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã
trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức
giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì
thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm
trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám
định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm
thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào
tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Câu hỏi 6. Người nào không được bổ nhiệm
làm giám định viên tư pháp?
Đáp:
Theo Khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp,
người thuộc một trong các trường hợp sau đây không
được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị
kết án mà chưa được xó ...