Danh mục

Tìm hiểu phong cách thiết kế Eco trong không gian nhà ở

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.94 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày thiết kế nội thất, phong cách Eco được áp dụng rất nhiều trong thiết kế nhà ở với đặc trưng nổi bật là sử dụng dòng vật liệu tái chế, tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, hoặc những dòng vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên mang lại tính bền vững và khả năng tái sử dụng cao. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu phong cách thiết kế Eco trong không gian nhà ở TÌM HIỂU PHONG CÁCH THIẾT KẾ ECO TRONG KHÔNG GIAN NHÀ Ở Nguyễn Thị Huế Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hòa TÓM TẮT Phong cách nội thất Eco hay còn gọi là xu hướng thiết kế sinh thái, là một phong cách kêu gọi lối sống thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao với môi trường, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong thiết kế nội thất, phong cách Eco được áp dụng rất nhiều trong thiết kế nhà ở với đặc trưng nổi bật là sử dụng dòng vật liệu tái chế, tái sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí, hoặc những dòng vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên mang lại tính bền vững và khả năng tái sử dụng cao. Nội thất xu hướng Eco luôn tạo ra được nét đẹp tự nhiên nhờ bàn tay khéo léo của người thợ thủ công để không gian sống luôn trở nên gần gũi, tiện nghi và thân thiện với môi trường. Từ khóa: Công trình nhà ở, cải thiện tâm trạng, phong cách thiết kế Eco, thân thiện với môi trường, tính thẩm mỹ. 1 TỔNG QUAN 1.1 Phong cách Eco là gì? Eco là cái tên bắt nguồn từ thuật ngữ ‚oekologie‛ được nhà sinh học người Đức Ernst Haeckel nghĩ ra năm 1866 dựa trên từ gốc Hy Lạp là ‚oikos‛ (mang nghĩa ‚trong nhà‛) và ‚logos‛ (mang nghĩa ‚môn khoa học‛, hay ‚môn khoa học nghiên cứu ngôi nhà tự nhiên‛. Thuật ngữ này là nguồn gốc của tên gọi cho bộ môn sinh thái học ‚ecology‛ trong nhiều ngôn ngữ phương Tây một môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh vật sống và tự nhiên. Phong cách Eco xuất hiện vào những năm đầu Thế kỷ 20 trong hội họa với những họa sĩ nổi tiếng như Pablo Picasso, Georges Braque… Tới cuối Thế kỷ 20 phong cách này mới trở nên phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống, trong đó có ngành thiết kế nội thất với những đặc trưng thú vị quyết định chủ yếu bởi yếu tố thiên nhiên. Bước sang Thế kỷ 21, Eco vẫn được rất nhiều người ưa chuộng, bởi phong cách Eco có thể hội tụ đủ những yếu tố mà kiến trúc bền vững yêu cầu, nhờ khả năng tái sử dụng của vật liệu thiết kế. Bên cạnh đó cuộc sống hiện đại như ngày nay, khi công nghiệp hóa hiện đại hóa đang ngày càng phát triển, kéo theo vấn đề khói bụi, ô nhiễm không khí,... Vì vậy, có không ít người lại thường tìm về cảm giác bình dị, giản đơn, sống gần gũi với thiên nhiên như một cách cải thiện sức khỏe. Do đó, việc ứng dụng phong cách thiết kế Eco vào không gian nhà ở vừa giúp sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả và hạn chế gây tác động xấu đến môi trường, vừa đưa ra một số giải pháp về chất liệu, màu sắc, không gian, ánh sáng,… và đặc biệt là cây xanh để cải tạo không gian sống. 502 1.2 Đặc trưng Phong cách thiết kế Eco được hình thành dựa trên: Không gian, màu sắc, vật liệu, ánh sáng, trang trí với cây xanh, đó những yếu tố hình thành lên một phong cách thiết kế, một không gian thiết kế. Không gian: Bản chất của phong cách Eco là khoảng không gian mở. Vì vậy, nên giảm số lượng đồ nội thất, chỉ giữ lại những vật dụng thật sự cần thiết. Việc kết hợp yếu tố ánh sáng với không gian mở không có vách ngăn giữa các không gian có chức năng giúp cho không gian nhà trở nên rộng rãi hơn. Màu sắc: Eco thường sử dụng các tông màu đơn sắc nhẹ để tạo cảm giác thân thiện cho không gian được thiết kế. Tông màu cơ bản của Eco thường là màu trắng, bên cạnh đó cũng có thể sử dụng những tông màu như: be, và màu pastel mềm mại, màu xanh nhạt. Nếu muốn tạo một không gian ấm áp hơn, không nên sử dụng màu: cam, đỏ, vàng bởi vì nó quá nóng, thay vào đó có thể sử dụng những màu pha loãng của chúng, màu vàng mềm hoặc màu be ấm. Và đặc biệt khi nhắc đến Eco không thể không nói đến màu chủ đạo của nó – màu xanh của lá cây, bằng việc thêm một vài chậu cây hoặc một mảng tường màu xanh vào không gian nội thất để tạo điểm nhấn cho căn phòng. Hình 1: Không gian trong phong cách thiết kế Eco Hình 2: Màu sắc trong phong cách thiết kế Eco Vật liệu: Những yêu cầu đối với một không gian theo phong cách Eco là nội thất được tạo nên bởi các vật liệu tự nhiên và sinh thái. 503 Gỗ: Nếu muốn chọn đồ nội thất làm từ gỗ mà không ảnh hưởng đến môi trường, hãy tìm gỗ được chứng nhận FSC. FSC là viết tắt của Hội đồng Quản lý rừng, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy quản lý rừng. Mây, tre, nứa: Tre nứa cũng là một loại vật liệu bền vững, vì nó phát triển nhanh, tái tạo nhanh, cần ít năng lượng để sản xuất hơn gỗ, nó bền và linh hoạt. Đặc biệt vì nó có thể tái chế và phân hủy sinh học. Nhựa tái chế, kim loại, và một số vật liệu khác: Có thể tha hồ sáng tạo đồ nội thất bằng vật liệu tái chế. Để làm được điều đó cần sự kiên trì và một chút khéo tay. Vải tự nhiên cho hàng dệt gia dụng: Vỏ bọc của đồ nội thất cũng nên được làm từ các vật liệu tự nhiên: lanh, bông, satin và len. Vì nó tạo cảm giác thỏa mái cho người sử dụng và rất an toàn cho sức khỏe. Hình 3: Vật liệu trong phong cách Eco Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong hầu hết phong cách thiết kế nội thất, và Eco cũng không ngoại lệ. Với phong cách này ánh sáng chủ yếu được lựa chọn là ánh sáng tự nhiên, chúng được lấy từ những khung cửa sổ lớn, giếng trời, vì vậy nên sử dụng cửa làm bằng kính. Bên cạnh đó ánh sáng nhân tạo cũng không thể thiếu, nên sử dụng đèn tiết kiệm điện. Và đây cũng là lý do mà chúng ta nên sử dụng màu trắng cho tường và trần để bề mặt phản chiếu cũng giúp tạo ra ánh sáng tốt. Hình 4: Ánh sáng trong phong cách Eco 504 Trang trí với cây xanh: Cây xanh đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên, chúng có khả năng điều hòa không khí, tạo khí ôxy và có rất nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không p ...

Tài liệu được xem nhiều: