Danh mục

Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đối với vấn đề đồng tính luyến ái

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.95 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vậy, trước vấn đề đồng tính, sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đã và đang có thái độ như thế nào? Tích cực, quan tâm, thờ ơ, vô cảm, hay ghê sợ, tránh xa? Đó là những điều thúc đẩy người nghiên cứu thấy cần thiết thực hiện đề tài: “Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM đối với vấn đề đồng tính luyến ái”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đối với vấn đề đồng tính luyến ái Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÌM HIỂU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI Lê Thị Thanh Thủy, Bùi Thị Hân, Nguyễn Thị Diễm My, (Sinh viên năm 2, Khoa Tâm lý GD) GVHD: ThS. Lý Minh Tiên 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Đồng tính luyến ái (homosexuality) là một chủ đề đặc biệt vừa mang tính riêng tư lại vừa nhạy cảm. Người đồng tính luyến ái luôn cảm thấy mặc cảm, lo lắng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, cách nhìn của xã hội về người đồng tính đã khác xưa rất nhiều nhưng không vì thế mà họ có thể hòa nhập như bao người bình thường bởi vẫn còn đâu đó những thái độ khinh khi và coi thường. Vậy, trước vấn đề đồng tính, sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đã và đang có thái độ như thế nào? Tích cực, quan tâm, thờ ơ, vô cảm, hay ghê sợ, tránh xa? Đó là những điều thúc đẩy người nghiên cứu thấy cần thiết thực hiện đề tài: “Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM đối với vấn đề đồng tính luyến ái”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là tìm hiểu thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm TPHCM đối với vấn đề đồng tính luyến ái. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề đồng tính luyến ái. 1.4. Giới hạn phạm vi đề tài Trong điều kiện thời gian ngắn, và bước đầu tập làm nghiên cứu khoa học, năng lực của nhóm nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đối với vấn đề đồng tính. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: tham khảo tài liệu, bút vấn, thống kê toán học. Việc thống kê, phân tích số liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS for Windows. 1.6. Cơ sở lý luận 244 Năm học 2009 – 2010 Thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng một số thuật ngữ liên quan như thái độ, người đồng tính luyến ái, biểu hiện của người đồng tính. Khái niệm thái độ “Thái độ là một bộ phận lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân đối với hiện thực. Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho nên cũng phản ánh tồn tại xã hội chịu ảnh hưởng của ý thức giai cấp, của tâm lý xã hội, của dư luận và tập đoàn xã hội. Nó thường không phải là những đáp ứng được biểu lộ một cách minh thị hay trực tiếp mà là những ý nghĩ đang chuyển hóa thành hành động”. Khái niệm đồng tính luyến ái Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Biểu hiện của người đồng tính luyến ái Người đồng tính có nhiều biểu hiện, nhóm nghiên cứu chỉ quan tâm đến các biểu hiện chính sau: - Hoàn toàn giống người bình thường. - Có những cử chỉ, trang phục, hoạt động... trái ngược với giới tính của mình. - Chỉ có ham muốn quan hệ tình dục với những người cùng giới tính. 2. Mô thức nghiên cứu 2.1. Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn từ hai khối Tự nhiên, Xã hội, bao gồm sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Tổng số phiếu phát ra là 320 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 304. Trong đó năm 1 là 91 phiếu, năm 2 là 98 phiếu, năm 3 là 115 phiếu. Khối tự nhiên có 158 phiếu, khối xã hội 146 phiếu. 2.2. Công cụ nghiên cứu Công cụ nghiên cứu là một phiếu khảo sát gồm 2 phần Phần 1: Là một thang thái độ gồm 30 câu hỏi liên quan đến các vấn đề cần tìm hiểu như: thái độ đối với hiện tượng đồng tính, thái độ đối với người đồng tính, thái độ đối với quan hệ tình dục đồng tính. Người trả lời chọn một trong 5 mức độ với các điểm số tương ứng: hoàn toàn không đồng ý: 0 điểm; không đồng ý: 1 điểm; lưỡng lự: 2 điểm; đồng ý: 3 điểm, hoàn toàn đồng ý: 4 điểm. 245 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Phần 2: Là câu hỏi bao gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với vấn đề đồng tính. Người trả lời có thể chọn nhiều yếu tố phù hợp với họ. 2.3. Cách xử lý số liệu Đối với thang thái độ gồm 30 câu hỏi: tính tổng điểm, số trung bình, tần số và tỉ lệ % các mức chọn. Để so sánh theo các biến giới tính, khối học, năm thứ, v.v.., dùng kiểm nghiệm T, ANOVA, Chi-square. Đối với 8 yếu tố ảnh hưởng, tính các tỉ lệ % chọn từng yếu tố. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hệ số tin cậy của thang thái độ 30 câu Hệ số tin cậy của thang đo 30 câu tính theo công thức  - Cronbach là 0.753. Với trị số này, độ tin cậy của thang đạt mức khá tin cậy. 3.2. Kết quả về thái độ tích cực tính trên toàn mẫu Thái độ tích cực của sinh vi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: