Danh mục

Tìm hiểu thực trạng điều kiện học tập nhằm hướng đến đề xuất các biện pháp cải thiện động cơ và năng lực tự học của sinh viên khoa tiếng Pháp hệ tín chỉ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 739.38 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Động cơ và năng lực tự học vô cùng quan trọng đối với sinh viên nhất là khi học theo chương trình tín chỉ. Các yếu tố này mang tính quyết định đối với kết quả học tập của họ. Tuy nhiên, không ít sinh viên và nhất là sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 2, những người ít hoặc chưa từng tiếp cận với môn học Tiếng Pháp, gặp lúng túng và không xây dựng được cho mình một tâm thế học tập phù hợp với điều kiện học tập ở đại học. Vậy sinh viên có thái độ học tập như thế nào? Câu hỏi này chưa được tìm hiểu từ khi Khoa Tiếng Pháp nói riêng và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu thực trạng điều kiện học tập nhằm hướng đến đề xuất các biện pháp cải thiện động cơ và năng lực tự học của sinh viên khoa tiếng Pháp hệ tín chỉKỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÌM HIỂU THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP NHẰM HƯỚNG ĐẾN ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐỘNG CƠ VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG PHÁP HỆ TÍN CHỈ Lâm Xuân Thơ, Nguyễn Thị Bích Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hòa (Sinh viên năm 3 và năm 2, Khoa Tiếng Pháp) GVHD: TS Nguyễn Thị Tươi1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Động cơ và năng lực tự học vô cùng quan trọng đối với sinh viên nhất là khi họctheo chương trình tín chỉ. Các yếu tố này mang tính quyết định đối với kết quả học tậpcủa họ. Tuy nhiên, không ít sinh viên và nhất là sinh viên trúng tuyển theo nguyệnvọng 2, những người ít hoặc chưa từng tiếp cận với môn học Tiếng Pháp, gặp lúng túngvà không xây dựng được cho mình một tâm thế học tập phù hợp với điều kiện học tập ởđại học. Vậy sinh viên có thái độ học tập như thế nào? Câu hỏi này chưa được tìm hiểutừ khi Khoa Tiếng Pháp nói riêng và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ ChíMinh (ĐHSP TPHCM) nói chung, áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Đa số các sinh viên trong Khoa Tiếng Pháp còn chưa phát huy được năng lực tựhọc vì động cơ học tập còn hạn chế. Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy từ phía sinhviên năm 1 có rất nhiều sự quan tâm, chú ý cũng như những thắc mắc về vấn đề cácphương pháp học tập hiệu quả và tinh thần tự học của sinh viên hệ tín chỉ của năm 2 và3. Vì thế, nhóm chúng tôi, được sự khuyến khích của thầy cô đã thực hiện đề tài này. 1.2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm nắm được thực trạng điều kiệnhọc tập của sinh viên Khoa Tiếng Pháp và tìm ra các biện pháp cải thiện động cơ vànăng lực tự học của sinh viên. Qua đó, chúng tôi muốn nêu ra một vài đề xuất làm thay đổi cách học của sinhviên Khoa Tiếng Pháp sao cho có hiệu quả hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 thuộc ba hệ Sư phạm, Biên – Phiên Dịch và Dulịch của Khoa Tiếng Pháp năm học 2012 – 2013. 1.4. Giả thuyết khoa học - Điều kiện học tập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên. - Yếu tố rất quan trọng trong việc chủ động học tập của sinh viên thể hiện trongviệc có kế hoạch học tập cụ thể.178 Năm học 2012 - 2013 - Biết lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp có thể cải thiện động cơvà khả năng tự học của sinh viên. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn, thu thập thông tinbổ sung cho bảng câu hỏi qua tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập và phân tích dữ liệutheo số liệu thống kê và diễn giảng. - Tổng hợp ý kiến của các sinh viên từ 3 hệ khác nhau có phương pháp học tập vàthành tích học tập tốt từ buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm học tập.2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng việc tự học của sinh viên Khoa Tiếng Pháp Biểu đồ 1. Thời gian tự học của sinh viên Theo như bảng kết quả trên đây, chúng tôi nhận thấy ngoài giờ học trên lớp cácsinh viên còn dành thời gian để học tập thêm. Các sinh viên thường bỏ ra khoảng 1 - 2giờ tự học ở nhà (38,38%). Bên cạnh đó, còn có 21,21% sinh viên trả lời thời gian tựhọc còn tuỳ vào lượng bài tập được giao hoặc khi nào có hứng thú thì mới học. Qua đó,chúng tôi nhận thấy các sinh viên chưa chủ động tìm tòi thêm các kiến thức bên ngoàigiáo trình mà thầy cô dạy trên trường, mà các sinh viên chỉ tự học khi nào có bài tậpcần phải hoàn thành. Đã vậy, thời lượng học của hệ tín chỉ quá ít, các giờ của nhữngmôn thực hành tiếng giảm từ 1/3 đến 1/2 số tiết (vì hệ niên chế học 4 kĩ năng rõ rệtnhưng hệ tín chỉ thì gộp chung lại thành Tiếng Pháp 1, 2, 3,...), nhằm giúp sinh viên cóthời gian tự tìm hiểu thêm kiến thức. Dường như các sinh viên không tận dụng đượcđiều kiện thuận lợi này vào việc học mà dùng vào những việc khác như làm thêm. Theobảng khảo sát thì 5,05% sinh viên không dành thời gian để tự học.Theo điều 3 quy chế25 (2006) của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu như sau: “Để tiếp thu được một đơn vị 179Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKHhọc trình, sinh viên phải dành ít nhất 15 giờ chuẩn bị cá nhân”, vậy đối với hệ tín chỉvới thời gian học các môn giảm đi một nửa thì càng cần phải tốn thời gian chuẩn bị gấpđôi, tức là cần 30 giờ tự học ngoài giờ trên lớp. Có như vậy thì kết quả học tập mới khảquan và đáp ứng theo yêu cầu tự chủ trong việc học đối với sinh v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: