Danh mục

Tìm hiểu TỔNG QUAN KINH TẾ VI MÔ

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (107 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể: - Xác định những vấn đề cơ bản của mọi tổ chức kinh tế và cách thức giải quyết của nền kinh tế. - Giải thích được Kinh tế học là gì, phân biệt phạm vi phân tích kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. - Giải thích được khái niệm doanh nghiệp, phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu TỔNG QUAN KINH TẾ VI MÔTỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ 1 Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:- Xác định những vấn đề cơ bản của mọi tổ chức kinh tế và cách thức giải quyết của nền kinhtế.- Giải thích được Kinh tế học là gì, phân biệt phạm vi phân tích kinh tế học vĩ mô và kinh tếhọc vi mô.- Giải thích được khái niệm doanh nghiệp, phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanhảnh hưởng đến doanh nghiệp.- Phân tích chi phí cơ hội, vận dụng đường giới hạn năng lực sản xuất, các qui luật chi phí cơhội tăng dần, qui luật lợi suất giảm dần,vấn đề hiệu quả kinh tế đến sự lựa chọn kinh tế tối ưucủa doanh nghiệp.1. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN1.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản Để hiểu được sự vận hành của nền kinh tế,chúng ta phải nhận thức được những vấn đềcơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết. Đó là: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất như thế nào? - Sản xuất cho ai? Quyết định sản xuất cái gì? Bao gồm việc giải quyết một số vấn đề cụ thể như: sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, sốlượng bao nhiêu và thời gian cụ thể nào. Để giải quyết tốt vấn đề này, các doanh nghiệp phải làm tốt công tác điều tra nhu cầucủa thị trường. Từ nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng, các doanh nghiệp phải xác địnhđược các nhu cầu có khả năng thanh toán để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sựtương tác của cung và cầu, cạnh tranh trên thị trường sẽ hình thành nên giá của hàng hóa vàdịch vụ, là tín hiệu tốt cho việc phân bố các nguồn lực xã hội. Quyết định sản xuất như thế nào? Bao gồm các vấn đề: - Lựa chọn công nghệ sản xuất nào. - Lựa chọn các yếu tố đầu vào nào. - Lựa chọn phương pháp sản xuất nào. Các doanh nghiệp phải luôn quan tâm để sản xuất ra hàng hóa nhanh, có chi phí thấpđể cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Các biện pháp cơ bản các doanh nghiệp áp dụng làthường xuyên đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ công nhân và lao động quảnlý nhằm tăng hàm lượng chất xám trong hàng hóa và dịch vụ. Quyết định sản xuất cho ai? Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụđược sản xuất ra. Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hànghóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác giữa người mua và bántrên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực. Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua bán của các cá nhân và phân phối thunhập được xác định thông qua tiền lương,tiền lãi, tiền cho thuế và lợi nhuận trên thị trườngnguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, 2vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưara quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả địnhhướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.1.2. Nền kinh tế Trong nền kinh tế thực, thị trường không thể quyết định tất cả các vấn đề này. Tronghầu hết các xã hội, chính phủ tác động đến cái gì sẽ được sản xuất, sản xuất bằng cách nào vàai sẽ nhận được sản phẩm và dịch vụ. Chi tiêu của chính phủ, các qui định về an toàn sứckhỏe, qui định về mức lương tối thiểu, luật lao động trẻ em, các qui định về môi trường, hệthống thuế và các chương trình phúc lợi có ảnh hưởng quan trọng đến cách thức giải quyếtcác vấn đề cơ bản trong bất kỳ xã hội nào.1.2.1. Các thành phần của nền kinh tế Để hiểu được nền kinh tế vận hành như thế nào, chúng ta hãy xem xét các thành phầncủa nền kinh tế và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Trong nền kinh tế giản đơn,các thành phần của nền kinh tế bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. - Hộ gia đình: bao gồm một nhóm người chung sống với nhau như một đơn vị ra quyếtđịnh. Một hộ gia đình có thể gồm một người, nhiều gia đình, hoặc nhóm người không có quanhệ nhưng chung sống với nhau. Hộ gia đình là nguồn cung cấp lao động, tài nguyên, vốn và quản lý để nhận các khoảnthu nhập từ tiền lương, tiền lãi và lợi nhuận. Hộ gia đình cũng đồng thời là người tiêu dùngcác hàng hóa và dịch vụ. - Doanh nghiệp: là tổ chức kinh doanh, sở hữu và điều hành các đơn vị kinh doanh củanó. Đơn vị kinh doanh là một cơ sở trực thuộc dưới hình thức nhà máy, nông trại, nhà bánbuôn, bán lẻ hay nhà kho mà nó thực hiện một hoặc nhiều chức năng trong việc sản xuất,phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Một doanh nghiệp có thể chỉ có một đơn vị kinh doanh, hoặc cũng có thể có nhiều đơnvị kinh doanh. Trong khi đó một ngành gồm một nhóm các doanh nghiệp sản xuất các sảnphẩm giống hoặc tương tự nhau. Để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực như: nhàmáy, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, mặt bằng kinh doanh và các nguồn lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: