Danh mục

TÌM HIỂU VỀ BỆNH SỎI MẬT

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 699.88 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dịch mật được sản xuất ra ở gan và được dẫn xuống ruột bằng hệ thống đường mật. Hệ đường mật gồm có đường mật chính và túi mật. Đường mật chính gồm nhiều nhánh nhỏ nằm trong gan đổ vào một ống ở ngoài gan gọi là ống mật chủ để dẫn xuống ruột. Túi mật là một túi chứa bên cạnh ống mật chủ, nối thông với ống mật chủ bởi một ống nhỏ. Túi mật có nhiệm vụ dự trữ dịch mật để tống xuất từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU VỀ BỆNH SỎI MẬT TÌM HIỂU VỀ BỆNH SỎI MẬT Ths. BS Trần Vĩnh Khanh KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG MẬT Dịch mật được sản xuất ra ở gan và được dẫn xuống ruột bằng hệ thốngđường mật. Hệ đường mật gồm có đường mật chính và túi mật. Đường mật chínhgồm nhiều nhánh nhỏ nằm trong gan đổ vào một ống ở ngoài gan gọi là ống mậtchủ để dẫn xuống ruột. Túi mật là một túi chứa bên cạnh ống mật chủ, nối thôngvới ống mật chủ bởi một ống nhỏ. Túi mật có nhiệm vụ dự trữ dịch mật để tốngxuất từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có thức ăn vào đường tiêu hoá (giúptiêu hoá thức ăn). Sỏi mật có thể ở túi mật hoặc đường mật chính trong gan đếnngoài gan. Sỏi túi mật khác với sỏi đường mật chính về bệnh lý cũng như cáchđiều trị. SỎI TÚI MẬT 1- Sỏi được hình thành như thế nào? Thành phần chính cấu tạo sỏi túi mật là cholesterol. Cholesterol muốn hoàtan trong dịch mật phải nhờ có một lượng chất lecithin và acid mật nhất định. Nếuxảy ra hiện tượng gọi là “bảo hoà cholesterol” có nghĩa là nồng độ cholesterol tăngmà nồng độ lecithin và acid mật thấp không đủ đáp ứng để hoà tan cholesterol thìcholesterol sẽ kết tụ lại tạo nên sỏi. Ngoài ra còn các yếu tố như sự tạo nhân, sự ứđọng ở túi mật và cô đặc mật, vai trò của can-xi, vai trò của prostaglandin, … tạora những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình tạo sỏi. 2- Đối tượng nào có nguy cơ bị sỏi túi mật? Mọi người đều có thể mắc bệnh sỏi túi mật nhưng đối tượng có nguy cơmắc bệnh nhiều hơn là phụ nữ, trên 40 tuổi, béo phì, sinh đẻ nhiều, dùng nhiềuthuốc tránh thai, … 3- Triệu chứng: Sỏi túi mật có thể gây nên các tình trạng như sau: 1- Có triệu chứng mơ hồ: Khó tiêu, đầy bụng sau ăn, cảm giác tưng tứcvùng trên rốn bên phải. 2- Có những đợt đau dữ dội rồi tự giảm, nhưng cũng có khi dẫn tới biếnchứng viêm cấp với sốt cao, nhiễm trùng nặng và hoại tử túi mật. Nếu không điềutrị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. 3- Sau nhiều lần đau sẽ chuyển sang viêm túi mật mãn tính. Túi mật mấtchức năng trở thành một túi chứa sỏi và viêm nhiễm. Hơn 50% trường hợp bị sỏi túi mật nhưng không hề có triệu chứng lâmsàng nào. Đôi khi, người mang sỏi có thể sống bình thường suốt đời. Nhiềuchuyên gia về tiêu hoá cho rằng không cần điều trị đối với sỏi không triệu chứng.Chỉ phẫu thuật khi nào sỏi trở nên có triệu chứng. 4- Phát hiện sỏi túi mật bằng cách nào? Siêu âm là phương tiện rất chính xác nhưng dễ thực hiện trong chẩn đoánsỏi túi mật. Siêu âm không gây cảm giác khó chịu và không gây hại gì đối với cơthể. Chụp X-quang thông thường hiếm khi thấy được sỏi vì đa số sỏi túi mậtkhông có tính cản quang. 5- Sỏi túi mật có thể gây biến chứng gì? Biến chứng thường gặp nhất là viêm túi mật cấp từ mức độ nhẹ đến nặng vàcó thể đưa đến tình trạng nhiễm trùng nặng và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Các biến chứng khác như sỏi rơi xuống ống mật chủ gây tắc mật-viêmđường mật, viêm tụy cấp. Ung thư túi mật có thể xảy ra trên bệnh nhân sỏi túi mật với tỉ lệ thấpkhoảng 1-2% 6- Điều trị Điều trị sỏi túi mật có nhiều cách, nói chung được xếp vào 2 nhóm chínhnhư sau : 1- Lấy đi sỏi, túi mật còn nguyên - gồm các phương pháp: Dùng thuốc tan sỏi, tán sỏi trong cơ thể, tán sỏingoài cơ thể, mổ lấy sỏi Các phương pháp trên chỉ làm mất đi sỏi mà nguyên nhân chính tạo sỏi làtúi mật vẫn còn đó nên có khả năng tái phát sỏi cao. Do đó các phương pháp nàyrất ít được chọn. 2- Cắt bỏ túi mật : Cắt bỏ túi mật không gây thiệt hại gì trầm trọng cho cơ thể, không ảnhhưởng đến gan và đường mật chính vì túi mật là “đường mật phụ”. Một số trườnghợp sau cắt túi mật, bệnh nhân vẫn còn đau hoặc có các triệu chứng khó chịu vềtiêu hoá đa phần là do các bệnh của dạ dày, tá tràng, đại tràng kèm theo mà thầythuốc chưa phát hiện được trước khi phẫu thuật. Cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị sỏi túi mật triệt để nhất, không có táiphát, được chọn lựa nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay hầu hết các trường hợp cắttúi mật đều có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng. Phẫu thuật nhẹ nhàng,người bệnh ít đau, mau bình phục, chỉ cần nằm viện 2-3 ngày, chỉ có 3 vết sẹo nhỏ5-10 ly trên thành bụng. Chi phí điều trị không cao. Như vậy điều trị tốt nhất đối với sỏi túi mật là phẫu thuật cắt túi mật nộisoi. SỎI ĐƯỜNG MẬT CHÍNH 1- Sỏi được hình thành như thế nào? Sỏi đường mật chính là sỏi ở các ống mật ngoài gan và/hoặc trong gan.Thành phần chính cấu tạo sỏi là calcium bilirubinat. Cơ chế hình thành sỏi chưađược xác định chắc chắn. Nhiều yếu tố được đưa ra như: Nhiễm trùng mật, cắt hồitràng, bệnh tán huyết, xơ gan, nuôi dưỡng bằng đường tiêm truyền kéo dài … Hiệntại, vai trò của nhiễm trùn ...

Tài liệu được xem nhiều: