Danh mục

Tìm hiểu về bông sen trắng giữa lòng Hà Nội: Phần 2

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.27 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Bông sen trắng giữa lòng Hà Nội" tiếp tục trình bày những nội dung về: di sản và những người gìn giữ di sản văn hóa Hồ Chí Minh; bảo tàng Hồ Chí Minh - biểu tượng của tình Hữu nghị Việt - Xô; bàn về xây dựng, duy trì thương hiệu Bảo tàng và di tích Hồ Chí Minh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về bông sen trắng giữa lòng Hà Nội: Phần 2 Phần thứ haiDI SẢN VÀ NHỮNG NGƯỜI GÌN GIỮ DI SẢN VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH BÔNG SEN TRẮNG MÃI TỎA HƯƠNG GIỮA LÒNG HÀ NỘI* Đ ến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tròn 40 năm (25/11/1970 - 25/11/2010) xây dựng và trưởng thành. Ngày 25/11/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng Laođộng Việt Nam ra Quyết định số 206-NQ/TƯ thành lậpBan phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, lễ khởicông xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh được tổ chức vàotháng 8/1985. Sau 5 năm chạy đua với thời gian, sángngày 19/5/1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh củaChủ tịch Hồ Chí Minh, lễ khánh thành Bảo tàng Hồ ChíMinh được tổ chức trang trọng trong niềm hân hoan phấnkhởi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Trên mảnh đất Ba Đình lịch sử, Bảo tàng hiện lên nhưmột đóa sen trắng bình dị, thanh tao. Cùng với Lăng Bác,Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảotàng Hồ Chí Minh - công trình văn hóa đặc biệt về Bác Hồ,đã trở thành một điểm hẹn thân thiết, nơi hành hương của____________ * In trên báo Nhân dân, số ra ngày 20/10/2010. 131đồng bào cả nước, của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đếnThủ đô Hà Nội. Ngày ngày, trong dòng người từ mọi miền đất nướcđến tham quan Bảo tàng, nhiều người, nhiều đoàn kháchkhông giấu được xúc động khi được chứng kiến hành trìnhvà cảm nhận những khó khăn, những hy sinh trong cuộcđời cách mạng của Bác Hồ kính yêu, hiển hiện qua mỗi tàiliệu, hiện vật trưng bày trong Bảo tàng. Không chỉ nhândân Việt Nam mà bạn bè quốc tế cũng dành những tìnhcảm đặc biệt đối với Người và đánh giá đúng tầm côngtrình có ý nghĩa này. Họ dường như tìm được tiếng nóichung khi đến Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nguyên Tổng thốngẤn Độ Venkataraman đã viết: “Niềm vinh dự lớn đối vớitôi là được tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi tưởngnhớ một con người mà cả cuộc đời đã trở thành huyềnthoại. Tấm gương yêu nước, sự hy sinh cao cả của Người làmột tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Di sản củaNgười sống mãi và tiếp tục là nguồn cổ vũ cho hàng triệucon người trên thế giới...”1. Những lời đánh giá đó, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ Bảotàng hiểu rõ nhiệm vụ cao quý mà Đảng và Nhà nước đãtrao cho đội ngũ cán bộ Bảo tàng trong việc phát huy giá trịcủa di sản văn hóa đặc biệt này: Là trung tâm nghiên cứu vàtuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp, tư tưởng,đạo đức và tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh.____________ 1. Bảo tàng Hồ Chí Minh: Bông sen trắng tỏa hương, tr.99.132 Công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách tham quanđược coi như một trong những khâu quan trọng nhất củaBảo tàng. Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụkhách tham quan, nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được tổchức để rút kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu, tuyêntruyền của Bảo tàng. Công tác sưu tầm tiếp tục được đẩymạnh và mở rộng ra quốc tế. Các đoàn đi sưu tầm ở Pháp,Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Anh thu được nhiều kếtquả, bổ sung vào kho tư liệu Bảo tàng. Đây chính là cơ sởđể tiến hành các đợt chỉnh lý, bổ sung trưng bày và cũng làcơ sở để triển khai Đề tài khoa học cấp bộ Nghiên cứu chỉnhlý trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, góp phần làm Bảotàng ngày càng hoàn thiện hơn, hấp dẫn hơn. Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27/3/2003 củaBan Bí thư, về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáodục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, các hoạt động nghiên cứu tuyên truyền của Bảotàng Hồ Chí Minh được triển khai mạnh mẽ, mở rộng hơn,không chỉ trong Bảo tàng mà còn phối hợp với các bảotàng, các học viện, viện nghiên cứu, các phương tiện thôngtin báo chí, các đài truyền hình tổ chức các cuộc hội thảo,tọa đàm khoa học, các triển lãm và chương trình giao lưutìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ. Đồng thời, với các hoạt động nói trên, công tác xuấtbản được chú trọng hơn. Số lượng sách xuất bản tăng 133lên hằng năm. Bốn mươi năm qua, Bảo tàng Hồ ChíMinh đã giữ vững vai trò của một bảo tàng đầu hệ, thựchiện nhiệm vụ quy hoạch hệ thống các chi nhánh của Bảotàng, tạo nên sự thống nhất trong toàn hệ thống về nộidung tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng không ngừng mở rộng hợptác quốc tế; nghiên cứu, phối hợp với các nước bạn pháthuy giá trị của các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nướcngoài. Hiện nay có hàng chục di tích về Chủ tịch Hồ ChíMinh ở Trung Quốc, Thái Lan, Pháp, Lào... đã được bảotồn và đang phát huy tác dụng. Kết quả phấn đấu làm việc của cán bộ, viên chức, ngườilao động của Bảo tàng Hồ Chí Minh trong 40 năm qua đượcthể hiện bằng những con số đầy thuyết phục: Trong 20 nămmở cửa (từ năm 1990), Bảo tàng đã tiếp đón hơn 25 triệulượt khách tham quan, trong đó có gần 5 t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: