Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơingắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới... Mắtbé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3,38-3,80 lần chiều cao và 3,50-4,20 lần chiều dài đầu. Chiềudài đầu bằng 4,50-6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảngcách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌM HIỂU VỀ CÁ TRẮM CỎ TÌM HIỂU VỀ CÁ TRẮM CỎ Tổ 1 - Lớp 10T1 I. Nguồn gốc, phân bố: - Danh pháp khoa học: Ctenopharyngodon idella. Tên chính thức: Ctenopharyngodon idellusCuvier & Valenciennes. - Phân bố trên thế giới: Phân bố tự nhiên ở Trung quốc, tập trung nhiều ở vùng Hoa nam. - Ngày nay, cá Trắm Cỏ được di nhập đến hầu hết các thuỷ vực trên thế giới. Ở Vịêt Nam,cá trắm cỏ chủ yếu phân bố sông Hồng; sông Kỳ Cùng (Lạng sơn) thuộc hệ thống sông Tây giangTrung quốc. - Năm 1958 cá Trắm cỏ đã được nhập từ Trung quốc về Việt Nam nuôi thử nghiệm và 1964cho sinh sản nhân tạo thành công. II. Đặc điểm hình thái: - Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng. Đầu tù hơingắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi dài hơn hàm dưới... Mắtbé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3,38-3,80 lần chiều cao và 3,50-4,20 lần chiều dài đầu. Chiềudài đầu bằng 4,50-6,80 lần đường kính mắt và bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảngcách hai mắt rộng. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. - Vảy lớn vừa. Vây lưng không có tia gai cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương với khởiđiểm vây bụng hoặc hơi trước một ít và gần mõm hơn gốc vây đuôi. Các vây dài bình thường khôngchạm các vây sau. Vây đuôi chia thuỳ sâu, hai thuỳ ít nhọn hoặc hơi tròn và đều bằng nhau. Vẩytròn, to, mỏng. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi cong xuống, đến cuống đuôi đi vào giữa. Hậumôn gần sát gốc vây hậu môn. Vây hậu môn không có tia gai cứng. - Đốt sống toàn thân 40-42. Bóng hơi hai ngăn, ngăn sau bằng 1,8-2,0 lần ngăn trước. Ruộttương đối dài bằng 1,9-2,5 lần chiều dài thân. - Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám nhạt. - Thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu vàng tro. III. Đặc điểm sinh học: 1. Đặc điểm sinh học - Cá Trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, sống đượctrong môi trường nước tĩnh, nước chảy, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường cónồng độ muối từ 0-8‰. Thích ứng với nhiệt độ từ 13-32oC nhưng nhiệt độ tối ưu là 22-280C,khoảng pH thích hợp từ 5-6; ngưỡng ôxy thấp từ 0,5-1mg/l. - Khả năng thích ứng của cá trắm cỏ tương đối lớn nên trong mấy chục năm gần đây thíchnghi với điều kiện sống mới cá trắm cỏ đã sinh sản tự nhiên được ở một số thuỷ vực thuộc NhậtBản, Đông Nam Á và Đông Âu. Do tính chất đặc biệt về sinh sản, sự phân bố tự nhiên của cá trắmcỏ phụ thuộc vào độ dài vùng nước, đặc điểm thuỷ văn và thức ăn. - Cá trắm cỏ thích sống ở tầng giữa và tầng dưới, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước, bơi lộinhanh nhẹn. Thức ăn chính của cá là các loài cỏ nước, thực vật thượng đẳng như các loại rong máichèo, rong đuôi chó, rong tôm, bèo tấm, bèo hoa dâu. Chúng ăn cả rau và cỏ trên cạn. Ở giai đoạnnhỏ cá thường ăn tảo, chất vẩn, protozoa. Khi cá lớn cỡ 8-10cm thì chuyển sang ăn thức ăn thực vậtbậc cao, nhất là cỏ. Cá trắm cỏ nuôi trong ao ngoài ăn cỏ chúng còn được cung cấp thức ăn tinh nhưcám gạo, ngô, sắn. Cá phàm ăn và tính lựa chọn thức ăn không cao. 2. Sinh trưởng và sinh sản: - Cá trắm cỏ có kích cỡ lớn, nặng nhất đạt tới 35-40kg, cỡ thương phẩm trung bình là 3-5kg.So với các loài cá khác có cùng kích thước thì trong điều kiện tối ưu, cá trắm cỏi thể hiện tốc độsinh trưởng lớn hơn các loài cá khác, cá nuôi trong ao sau 1 năm đầu đạt 1kg và các năm sau đó đạt2-3 kg ở vĩ độ ôn đới, hay 4-5kg mỗi năm ở vĩ độ nhiệt đới. - Giống như các động vật biến nhiệt khác, tốc độ phát dục của cá chịu ảnh hưởng lớn củađiều kiện môi trường. Sự thành thục của tuyến sinh dục có quan hệ chặt chẽ với tuổi cá, ít quan hệvới thể trọng và chiều dài. Những cá thể sinh trưởng tốt thành thục sớm hơn thông thường. Cá đựcthành thục sớm hơn cá cái 1 năm, cá biết có con sớm hơn 2 năm. Tuy nhiên tuổi thành thục còn phụthuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, nhiệt độ, dòng chảy, loại hình thuỷ vực. Cá trắm cỏ có thể thànhthục ngay trong năm đầu tiên với trọng lượng cơ thể là 2-3kg như ở Malasta. Ở Hoa Nam-TrungQuốc, do nhiệt lượng đầy đủ, cá trắm cỏ thành thục sớm. Cá trắm cỏ ở Quảng Đông thành thục ởtuổi thứ 5 nếu được nuôi vỗ tốt, cá biệt có cá thể thành thục ở tuổi thứ 4. - Viện NCNT Thuỷ Sản 1 nghiên cứu về tuổi và kích thước thành thục của cá trắm cỏ thuđược một số kết quả: cá trắm cỏ đực 3 tuổi dài 53cm nặng 3kg; cá cái 4 tuổi dài 60cm nặng 3,5kgđã có thể tham gia sinh sản lần đầu tiên. IV. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị: 1. Bệnh đốm đỏ a) Dấu hiệu bệnh lý - Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cámất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, cácđốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng. - Dấu hiệu ...