Danh mục

Tìm hiểu về dự án phù sa ở thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.59 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện mô hình của Dự án và nhận thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên, đồng thời đề ra biện pháp giúp cho việc thực hiện Dự án Phù Sa ngày càng nhân rộng và giúp đỡ đáp ứng được hầu hết tất cả trẻ em ở thành phố Cao Lãnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về dự án phù sa ở thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN PHÙ SA Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP SV: Phan Thùy Vân – Hồ Thị Ngọc An Lớp: ĐHCTXH13 GVHD: CN. Đỗ Thị Thảo Tóm tắt: Qua hoạt động đánh giá Dự án Phù Sa, cho thấy được Dự án với mục tiêu giúp đỡ trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, được hòa nhập cuộc sống, cải thiện điều kiện sống của bản thân và gia đình, nhưng bên cạnh đó Dự án vẫn chưa đáp ứng được hầu hết nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em và thanh thiếu trên địa bàn. Dự án cũng gặp không ít khó khăn về tài chính từ khi chuyển giao cho Công ty Công nghệ Truyền thông Tương lai, do không còn nhận được sự tài trợ của nước ngoài. Qua đó cũng nhằm đề ra những giải pháp nhằm giúp Dự án hoạt động tốt và giúp đỡ cũng như đáp ứng được nhu cầu của trẻ em và thanh thiếu niên, góp phần tạo đất nước có nhiều nguồn nhân lực trẻ phát triển đất nước. Từ khóa: hiệu quả, hoạt động, Dự án, Dự án Phù Sa. 1. Mở đầu Trong xã hội hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu với các nước trên thế giới ngày càng rộng mở, tạo điều kiện động lực cho đất nước ngày càng phát triển về nhiều mặt như: kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch,… giúp cho con người có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, nhưng đời sống con người dù giàu có đến đâu cũng không tránh khỏi những bệnh tật, mâu thuẫn, chia ly, tai nạn,… do đó dù đất nước có phát triển đến đâu, xã hội cũng luôn tồn tại những người nghèo, người già yếu, khuyết tật, người nghiện ma túy, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với tư cách là một công dân, họ phải được đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc tôn giáo, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt sau cuộc cách mạng công nghiệp, an sinh xã hội đã dần dần xuất hiện và phát triển. An sinh xã hội ra đời đã giúp cho những người bất hạnh, những người kém may mắn có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những bất công, những rủi ro có cơ hội để phát triển, hòa nhập cộng đồng, và một trong những đối tượng an sinh xã hội luôn đặt biệt quan tâm đó chính là trẻ em, thanh thiếu niên nói chung và trẻ em, thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng 258 Trẻ em và thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển và cần có được điều kiện tối ưu để phát triển, và cũng là một thế hệ tương lai trẻ, là mầm xanh của đất nước, rất cần thiết để được phát triển cả vật chất lẫn tinh thần. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945].. Qua đó cũng thấy được tầm rất quan trọng của trẻ em và thanh thiếu niên đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Nhưng trong xã hội hiện nay bên cạnh những trẻ em và thanh thiếu niên có đầy đủ điều kiện học tập, vui chơi giải trí thoải mái vẫn còn lắm những trẻ em và thanh thiếu niên không nơi nương tựa, mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lao động sớm và trẻ khuyết tật,… Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, đến cuối tháng 6 năm 2009 ở Việt Nam có đến 3 triệu trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, ngoài ra còn theo số liệu mới nhất của tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) có ít nhất 218 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi và hầu hết tập trung ở các thành phố lớn. Cả nước nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng theo số liệu thống kê năm 2013 có 2960 trẻ em mồ côi, 2413 trẻ em bị khuyết tật, 104 trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật 61 em, 37 trẻ em bị xâm hại tình dục, 2219 trẻ em bị bỏ rơi, 49 trẻ em nhiễm chất độc hóa học, 64 trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm,… [Bảng tổng hợp rà soát trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2013, báo cáo toàn tỉnh Đồng Tháp 2013]. Do đó trẻ em cũng như thanh thiếu niên cần lắm những bàn tay dìu dắt, thương yêu, đùm bọc và chở che các em phát triển một cách toàn diện, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc đời, giúp các em có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống trở thành người có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Giúp đỡ các em không chỉ cho chính bản thân của mỗi trẻ em mà còn vì tương lai, vì sự phát triển hội nhập quốc tế của đất nước. Nhận thấy được sự cấp thiết đó, tỉnh Đồng Tháp nói chung và Thành phố Cao Lãnh nói riêng đã có nhiều chương trình, mô hình an sinh xã hội nhằm giúp cho trẻ em và thanh thiếu niên có đầy đủ điều kiện phát triển về mọi mặt, được vui chơi giải trí, được học tập và được hưởng tất cả mọi quyền 259 lợi nhằm phát triển toàn diện bả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: