Danh mục

Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1

Số trang: 143      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.79 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (143 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của cuốn sách "Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách" gồm những nội dung về: tiếp cận chuyển đổi sinh thái-xã hội với sản xuất nông nghiệp; những thách thức về thể chế thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam - một cách tiếp cận từ khía cạnh văn hóa về môi trường và phát triển;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 ĐÀO THANH TRƯỜNG - PHILIP DEGENHARDT (Đồng chủ biên) SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ CÁCH TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI - XÃ HỘI: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH AGRICULTURAL PRODUCTION IN VIETNAM FROM THE SOCIAL-ECOLOGICAL TRANSFORMATION APPROACH: OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND POLICY IMPLICATIONS NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG 1 Cuốn sách “SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ CÁCH TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI SINH THÁI - XÃ HỘI: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH” Chủ biên: Đào Thanh Trường - Philip Degenhardt Cuốn sách tập hợp các bài viết được trình bày tại tọa đàm quốc tế về “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách” được tổ chức trong tháng 11 năm 2021, Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Dự án “Hướng tới sự chuyển dịch khung mẫu mới trong phát triển nông nghiệp thông qua tiếp cận Chuyển đổi sinh thái - xã hội (SET) trong khoa học và quá trình hoạch định chính sách (Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam)” được ký kết giữa Viện Chính sách và Quản lý và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á - Văn phòng đại diện tại Hà Nội (RLS SEA) trong năm 2021. Cuốn sách được tài trợ bởi Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á - Văn phòng đại diện tại Hà Nội, từ nguồn kinh phí của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức. Toàn bộ hoặc một phần của ấn phẩm này có thể được sử dụng miễn phí với điều kiện dẫn chiếu phù hợp tới ấn phẩm gốc. Các ý kiến và kết quả nghiên cứu được trình bày trong cuốn sách thuộc về cá nhân các tác giả, không phản ánh quan điểm của đơn vị tài trợ, của chủ biên và những người đánh giá. * * * AGRICULTURAL PRODUCTION IN VIETNAM FROM THE SOCIAL-ECOLOGICAL TRANSFORMATION APPROACH: OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND POLICY IMPLICATIONS Editors: Dao Thanh Truong - Philip Degenhardt The book is a collection of articles presented at the international workshops in November 2021 on Agricultural production in Vietnam and Southeast Asian countries from a social-ecological transformation approach: Opportunities, challenges, and policy implications, The workshop is part of the project signed in 2021 between the Institute of Policy and Management and the Rosa Luxemburg Stiftung Southeast Asia – Representative Office in Hanoi (RLS SEA) titled Towards a paradigm shift in agricultural development through a Social-Ecological Transformation (SET) approach in science and policy-making process (A case study in Vietnam). Sponsored by RLS Southeast Asia - Representative Office in Hanoi, with funds of the Federal Ministry for Economic Cooperation and Development of the Federal Republic of Germany. This publication or parts of it can be used by others for free as long as they provide a proper reference to the original publication. The content of the publication is the sole responsibility of authors and does not necessarily reflect the position of RLS, editors and reviewers. 2 LỜI GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu và Đại dịch Covid - 19 đã và đang tạo ra những tác động kép đến sản xuất nông nghiệp, hệ thống thực phẩm và việc thực hiện các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững. Là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang đứng trước những thách thức trong việc ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và việc lựa chọn định hướng phát triển cho một nền nông nghiệp giàu bản sắc nhưng phải có khả năng thích ứng cao với những biến đổi xã hội đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 2018, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á - Văn phòng đại diện tại Hà Nội đã cùng xây dựng ý tưởng một chuỗi các dự án từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội đầu tiên ở Việt Nam và bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Sự chuyển đổi mô hình từ phát triển bền vững sang chuyển đổi sinh thái - xã hội là một điểm khởi đầu mà chúng tôi tin rằng có thể cung cấp những giải pháp giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp, khắc phục những hạn chế của các hệ thống nông nghiệp thâm dụng đầu vào, đặc biệt trong bối cảnh nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19. Từ những kết quả bước đầu, ban điều phối dự án đã tiếp tục đề xuất và được sự tài trợ của Quỹ xuất bản cuốn sách với tựa đề “Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Cơ hội, thách thức và hàm ý chính sách”. Cuốn sách tập hợp 20 bài viết là kết quả nghiên cứu, những ý tưởng mới nhất của các chuyên gia, các nhà khoa học về giải pháp, lộ trình của Việt Nam để vượt qua những thách thức của bối cảnh Covid-19 và biến đổi khí hậu. Ấn phẩm được kỳ vọng sẽ cung cấp những cách tiếp cận và khung mẫu mới trong phát triển nông nghiệp và hệ thống lương thực nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái - xã hội. Cuốn sách gồm hai phần: Phần 1: Tiếp cận chuyển đổi sinh thái-xã hội với sản xuất nông nghiệp Phần 1 tập hợp các bài viết khai thác những vấn đề lý thuyết, các cách tiếp cận và thuật ngữ liên quan đến chuyển đổi sinh thái - xã hội (SET) về sản xuất nông nghiệp và hệ thống lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng. Trong đó, các tác giả và nhóm tác giả đi sâu phân tích giải pháp dựa vào tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp chuyển đổi trong bối cảnh biến đổi toàn cầu, cũng như những thách thức về thể chế thúc đẩy phát triển bền vững ở 3 Việt Nam và những điều kiện để Việt Nam hướng đến hệ thống nông thực phẩm bền vững, mô hình nào thay thế cho tăng trưởng thuần GDP. Phần 2 ...

Tài liệu được xem nhiều: