Tìm hiểu về thiết kế phòng master.Master bathroom có nghĩa là phòng tắm (phòng vệ sinh, WC) chính, hay phòng tắm "VIP". Thuật ngữ tiếng Anh này được sử dụng khá phổ thông và… quen miệng với nhiều người trong cả quy trình thiết kế, thi công hay mua sắm thiết bị, vật liệu xây dựng liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về thiết kế phòng masterTìm hiểu về thiết kế phòng masterMaster bathroom có nghĩa là phòng tắm (phòng vệ sinh, WC) chính, hayphòng tắm VIP. Thuật ngữ tiếng Anh này được sử dụng khá phổ thôngvà… quen miệng với nhiều người trong cả quy trình thiết kế, thi công haymua sắm thiết bị, vật liệu xây dựng liên quan.Master bathroom – phòng tắm cũng là một thuật ngữ có tính chất giống như masterbedroom – phòng ngủ chính. Nhìn vào những đầu tư về thiết kế, vật liệu và thiết bịcho master bathroom có thể thấy phần nào thực tế chăm lo, đầu tư cho một chỗ ởhiện nay.Master dành cho ai?Với một phòng ngủ được định danh là master bedroom – tức phòng ngủ chính,nhất thiết phải có phòng tắm (phòng vệ sinh) riêng trong phạm vi phòng ngủ. Đâylà một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của phòng ngủ chính. Đối tượng sửdụng phòng ngủ chính theo đúng nghĩa của từ: dành cho chủ nhân (master: chủ,người chủ). Thông thường chủ nhân của phòng ngủ này, hay chính là chủ nhân củacả căn nhà là những cặp vợ chồng trẻ cho tới trung niên (tất nhiên cũng có thể làđộc thân, chưa kết hôn), nhưng có vai trò lớn trong gia đình, những người chịutrách nhiệm chính về kinh tế, có vai trò chính trong việc xây dựng và thiết lập nênkhông gian sống của đại gia đình.Trong xu hướng kiến trúc nhà ở hiện đại, có sự ảnh hưởng, tác động ở góc độ xãhội thì các phòng tắm ngày càng được kéo gần vào phòng ngủ, để tiện cho việc sửdụng và sinh hoạt. Phòng tắm không còn là công trình phụ, là nơi tối tăm ẩm thấp,hay… mất vệ sinh nữa. Phòng tắm luôn được đầu tư nhiều trên mọi phương diện:vị trí, diện tích, vật liệu, trang thiết bị… Trong một ngôi nhà hay căn hộ, khôngphải phòng ngủ nào cũng có phòng tắm riêng; nhưng mặc định thì phòng ngủ chínhnhất thiết phải có. Như thế mới xứng đáng gọi là master bedroom! Và dĩ nhiên,một master bedroom “xịn” phải có một phòng tắm xịn đi kèm, chứ không phải lànhững phòng vệ sinh thông thường. Đó phải là phòng tắm “VIP” hay masterbathroom.Tiêu chuẩn của master bathroomThật ra không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho master bathroom cả. Theo một logicthông thường thì cũng như phòng ngủ chính, phòng tắm chính phải tốt hơn, đẹphơn các phòng tắm khác trong cùng kiến trúc đó. Master bathroom luôn được thiếtkế có quan hệ chặt chẽ với phòng ngủ chính về cấu trúc mặt bằng, giao thông cũngnhư tổ chức không gian nội thất. Tuy không có tiêu chuẩn cụ thể, nhưng có một sốyếu tố liên quan, trở thành “luật bất thành văn” khi thiết kế master bathroom. Cũngcần lưu ý rằng các yếu tố này không phải lúc nào cũng đạt được hết, song là tiêuchí để hướng tới nhằm đạt sự hoàn hảo cho một master bathroom. Một không gian thông suốt giữa phòng tắm và tủ quần áo.Vị trí, diện tích: Master bathroom phải có vị trí thuận tiện trong mối quan hệcông năng với phòng ngủ, tiện lợi cho việc sinh hoạt, đi lại; không quá xa (gây khókhăn) và cũng không quá gần vị trí giường ngủ (có thể có cảm giác tâm lý khôngthoải mái, hay khi sử dụng có thể làm phiền người cùng phòng). Diện tích masterbathroom phải đủ để đảm bảo bố trí các thiết bị chức năng cần thiết trong phòngtắm (chậu rửa, bồn xí, khu vực tắm…) Trong điều kiện bình thường thì masterbathroom phải có diện tích tối thiểu khoảng 4,5 – 5m2. Nếu diện tích lớn, đồngnghĩa với việc phải “lấp đầy” thêm để có một tương quan nội thất tương ứng, tránhcho cảm giác phòng bị “loãng”. Đó là việc tăng thêm các thiết bị về số lượng vàquy mô, cũng liên quan đến cả việc bài trí sao cho hợp lý về công năng và thẩmmỹ. Trong trường hợp có điều kiện về diện tích chung, thì việc khai thác bố trí mộtphòng thay quần áo (kiêm đặt tủ quần áo) là phòng đệm giữa phòng ngủ và phòngtắm là một điều lý tưởng.Cấu trúc và bố trí nội thất: Cấu trúc và bố trí nội thất phòng phải được bố trí hợplý cho quy trình sử dụng. Ví dụ trong trường hợp các khu chức năng – thiết bị trảidài theo tuyến ngang thì vị trí phải được định vị ưu tiên là chậu rửa, bồn xí rồi mớiđến khu vực tắm tính từ điểm giao thông tiếp cận (cửa). Vị trí chậu rửa kèm gươngluôn phải ở vị trí thẳng hoặc bên cửa vào, tránh nằm cùng tuyến tường có cửa; bởichậu rửa là nơi sử dụng nhiều nhất, cần dễ nhận biết và tiếp cận nhất. Tất nhiên cácvị trí chức năng – thiết bị này phải được nghiên cứu thiết kế trong mối quan hệ vớihệ thống kỹ thuật: các tuyến cấp thoát nước, vị trí hộp kỹ thuật…Vật liệu:Vật liệu trong master bathroom thường hay được các chủ nhà cùng kiếntrúc sư đầu tư lựa chọn và thiết kế để tương xứng tính chất phòng, với các loại vậtliệu “xịn”, nhằm tăng độ bền cũng như giá trị thẩm mỹ nội thất. Sự phong phú củacác loại vật liệu, hoặc những loại vật liệu mới, lạ cũng làm cho không gian đỡnhàm chán. Bên cạnh gạch ceramic (gạch men) truyền thống sử dụng cho ốp látsàn, tường vệ sinh nói chung, thì nhiều loại vật liệu khác cũng được khai thác chokhông gian đặc biệt này; như đá tự nhiên, gạch kính mosaic, gạch gốm m ...