Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2)
Số trang: 216
Loại file: pdf
Dung lượng: 8.58 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 4 của bộ sách trình bày về Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX, phần 2 này trình bày về mở rộng các hình thức khai hoang, xây dựng nền hành chính Việt Nam thống nhất từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1862. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2) PHẦN THỨ HAI MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC KHAI HOANG,XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM THỐNG NHẤT TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1862 219 Chương V PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ỔN ĐỊNH XÃ HỘI, TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN LỰC BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM I- CẢI TẠO VÀ ĐÀO MỚI HỆ THỐNG KÊNH RẠCH Ở VÙNG BIÊN GIỚITÂY NAM Cảnh quan thiên nhiên Nam Bộ nói chung, vùng biên giới Tây Namnói riêng khá nổi bật với sự kết hợp hài hòa của mạng lưới sông ngòithiên nhiên và kênh đào nhân tạo. Các kênh đào Bảo Định, Thoại Hà,Vĩnh Tế, Vĩnh An… do nhiều thế hệ di dân tạo tác một cách kiên trì,không mệt mỏi, đã nối kết các sông rạch thiên tạo và nhân tạo thànhmột hệ thống sông nước chằng chịt, dầy đặc, hài hòa và tiện dụng ở trênvùng đất được mệnh danh là xứ sở sông nước này. Khi người Việt đến khai phá vùng đất Nam Bộ, đứng trước nhữngđiều kiện tự nhiên sông nước đầy thuận lợi cho việc vỡ hoang, mở rộngsản xuất, nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên,thế hệ này tiếp nối thế hệ khác đã không ngừng ra sức cải tạo, nạo vét,khai mương, đào kênh, bổ sung cho những khiếm khuyết của thiênnhiên, để cho hệ thống sông ngòi Nam Bộ hiệu quả hơn. Công cuộc nàyđã tạo ra hệ thống dẫn nước vào các đồng ruộng, đồng thời cũng hìnhthành những con đường thủy thuận tiện cho việc di chuyển, buôn bán220 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IV TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX tại vùng đất Nam Bộ, tăng cường sức mạnh về kinh tế và giao thông cho hệ thống sông ngòi vốn đã rất phong phú. Bởi vậy, mặc dù hệ thống kênh rạch tự nhiên ở Nam Bộ nói chung, vùng biên giới Tây Nam nói riêng, vốn đã rất chằng chịt, những di dân đến khai phá mảnh đất này đã sớm chú ý đến việc đào kênh. Thật ra, không đợi đến khi người Việt vào khai phá, miền Tây Nam Bộ mới xuất hiện các dòng kênh nhân tạo. Từ rất xa xưa, trong thời kỳ văn hóa Óc Eo, cư dân Phù Nam đã rất giỏi đào kênh, phát triển sản xuất nông nghiệp và mở rộng giao lưu buôn bán. Các nhà Khảo cổ học đã phát hiện ra hàng trăm kilômét kênh đào từ Ba Thê - Óc Eo tỏa ra các hướng. Tuyến thứ nhất, từ Ba Thê - Óc Eo chạy thẳng đến Angkor Borei. Tuyến thứ hai, từ Ba Thê - Óc Eo đến Nền Chùa - được coi là tiền cảng của cảng thị Óc Eo. Đây là tuyến kênh đi ra biển. Bám sát dọc hai bên bờ kênh này có nhiều dấu tích cư trú của người Phù Nam. Tuyến thứ ba, nối liền Ba Thê - Óc Eo với cụm di tích Đá Nổi - vốn là những đền đài quan trọng. Đây vừa là dấu tích của những công trình thủy lợi bề thế, vừa là hình bóng còn lại của các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền những hệ thống cảng, đô thị cổ, các trung tâm kinh tế, hành chính và tôn giáo lớn nhất, quan trọng nhất của vương quốc Phù Nam. Ban đầu, có thể là học được truyền thống của người Phù Nam, khi mới chân ướt chân ráo đặt chân tới vùng đất Nam Bộ, người Việt di cư đã bắt tay ngay vào việc đào kênh. Người mở đầu truyền thống đào kênh khai hoang ở miền biên giới Tây Nam này chính là người khai mở hệ thống hành chính Nam Bộ - Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (cũng đọc là Nguyễn Hữu Kính). Năm 1700, sau khi hành quân từ Chân Lạp trở về, ông đã tổ chức cho binh dân nạo vét lòng sông và mở mang đất đai ở khu vực Vàm Nao (Chợ Mới, An Giang). Nhiều tướng lĩnh, quan chức của chúa Nguyễn theo gương Nguyễn Hữu Cảnh cũng đều tranh thủ triển khai công việc khai hoang và đào kênh mỗi khi có điều kiện, nhưng thường là quy mô nhỏ. Phải đến thời các vua nhà Nguyễn thì công cuộc đào kênh mới PHẦN THỨ HAI: MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC KHAI HOANG... 221thực sự trở thành một chiến lược phát triển tổng thể khu vực Nam Bộ,đặc biệt là miền Tây Nam Bộ. Ngay từ những năm tháng đầu tiên xâydựng Vương triều, các vua đầu của nhà Nguyễn, trên danh nghĩa nhànước, đã trực tiếp đầu tư, tổ chức trên quy mô lớn, thậm chí là rất lớn,các hoạt động đào kênh. Chính hệ thống kênh đào của nhà Nguyễn lànền tảng lớn và cơ bản mà sau đó được tiếp tục phát triển và duy trì chođến ngày nay. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, đến thời Nguyễn,nhà nước phong kiến Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệmtrong công tác trị thủy và làm thủy lợi. Trong bối cảnh đất nướcthống nhất và tương đối ổn định, các vua đầu triều Nguyễn có điềukiện thực hiện những công cuộc trị thủy to lớn và toàn diện1. Dướitriều vua Gia Long và Minh Mệnh, một khối lượng lớn các côngtrình trị thủy kỳ vĩ đã được tiến hành, đặc biệt là các công trìnhđào đắp và nạo vét kênh rạch khai khẩn vùng đất Nam Bộ, như đàokênh Cái Cỏ (1815), đào kênh Thoại Hà (1817), nạo vét, cải tạo kênhBảo Định (1819), đào kênh Vĩnh Tế (1820-1824), đào kênh Trà Cú(1829), đào kênh Vĩnh An (1843-1844) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 4: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Phần 2) PHẦN THỨ HAI MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC KHAI HOANG,XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM THỐNG NHẤT TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1862 219 Chương V PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ỔN ĐỊNH XÃ HỘI, TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN LỰC BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM I- CẢI TẠO VÀ ĐÀO MỚI HỆ THỐNG KÊNH RẠCH Ở VÙNG BIÊN GIỚITÂY NAM Cảnh quan thiên nhiên Nam Bộ nói chung, vùng biên giới Tây Namnói riêng khá nổi bật với sự kết hợp hài hòa của mạng lưới sông ngòithiên nhiên và kênh đào nhân tạo. Các kênh đào Bảo Định, Thoại Hà,Vĩnh Tế, Vĩnh An… do nhiều thế hệ di dân tạo tác một cách kiên trì,không mệt mỏi, đã nối kết các sông rạch thiên tạo và nhân tạo thànhmột hệ thống sông nước chằng chịt, dầy đặc, hài hòa và tiện dụng ở trênvùng đất được mệnh danh là xứ sở sông nước này. Khi người Việt đến khai phá vùng đất Nam Bộ, đứng trước nhữngđiều kiện tự nhiên sông nước đầy thuận lợi cho việc vỡ hoang, mở rộngsản xuất, nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên,thế hệ này tiếp nối thế hệ khác đã không ngừng ra sức cải tạo, nạo vét,khai mương, đào kênh, bổ sung cho những khiếm khuyết của thiênnhiên, để cho hệ thống sông ngòi Nam Bộ hiệu quả hơn. Công cuộc nàyđã tạo ra hệ thống dẫn nước vào các đồng ruộng, đồng thời cũng hìnhthành những con đường thủy thuận tiện cho việc di chuyển, buôn bán220 VÙNG ĐẤT NAM BỘ IV TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX tại vùng đất Nam Bộ, tăng cường sức mạnh về kinh tế và giao thông cho hệ thống sông ngòi vốn đã rất phong phú. Bởi vậy, mặc dù hệ thống kênh rạch tự nhiên ở Nam Bộ nói chung, vùng biên giới Tây Nam nói riêng, vốn đã rất chằng chịt, những di dân đến khai phá mảnh đất này đã sớm chú ý đến việc đào kênh. Thật ra, không đợi đến khi người Việt vào khai phá, miền Tây Nam Bộ mới xuất hiện các dòng kênh nhân tạo. Từ rất xa xưa, trong thời kỳ văn hóa Óc Eo, cư dân Phù Nam đã rất giỏi đào kênh, phát triển sản xuất nông nghiệp và mở rộng giao lưu buôn bán. Các nhà Khảo cổ học đã phát hiện ra hàng trăm kilômét kênh đào từ Ba Thê - Óc Eo tỏa ra các hướng. Tuyến thứ nhất, từ Ba Thê - Óc Eo chạy thẳng đến Angkor Borei. Tuyến thứ hai, từ Ba Thê - Óc Eo đến Nền Chùa - được coi là tiền cảng của cảng thị Óc Eo. Đây là tuyến kênh đi ra biển. Bám sát dọc hai bên bờ kênh này có nhiều dấu tích cư trú của người Phù Nam. Tuyến thứ ba, nối liền Ba Thê - Óc Eo với cụm di tích Đá Nổi - vốn là những đền đài quan trọng. Đây vừa là dấu tích của những công trình thủy lợi bề thế, vừa là hình bóng còn lại của các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền những hệ thống cảng, đô thị cổ, các trung tâm kinh tế, hành chính và tôn giáo lớn nhất, quan trọng nhất của vương quốc Phù Nam. Ban đầu, có thể là học được truyền thống của người Phù Nam, khi mới chân ướt chân ráo đặt chân tới vùng đất Nam Bộ, người Việt di cư đã bắt tay ngay vào việc đào kênh. Người mở đầu truyền thống đào kênh khai hoang ở miền biên giới Tây Nam này chính là người khai mở hệ thống hành chính Nam Bộ - Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (cũng đọc là Nguyễn Hữu Kính). Năm 1700, sau khi hành quân từ Chân Lạp trở về, ông đã tổ chức cho binh dân nạo vét lòng sông và mở mang đất đai ở khu vực Vàm Nao (Chợ Mới, An Giang). Nhiều tướng lĩnh, quan chức của chúa Nguyễn theo gương Nguyễn Hữu Cảnh cũng đều tranh thủ triển khai công việc khai hoang và đào kênh mỗi khi có điều kiện, nhưng thường là quy mô nhỏ. Phải đến thời các vua nhà Nguyễn thì công cuộc đào kênh mới PHẦN THỨ HAI: MỞ RỘNG CÁC HÌNH THỨC KHAI HOANG... 221thực sự trở thành một chiến lược phát triển tổng thể khu vực Nam Bộ,đặc biệt là miền Tây Nam Bộ. Ngay từ những năm tháng đầu tiên xâydựng Vương triều, các vua đầu của nhà Nguyễn, trên danh nghĩa nhànước, đã trực tiếp đầu tư, tổ chức trên quy mô lớn, thậm chí là rất lớn,các hoạt động đào kênh. Chính hệ thống kênh đào của nhà Nguyễn lànền tảng lớn và cơ bản mà sau đó được tiếp tục phát triển và duy trì chođến ngày nay. Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, đến thời Nguyễn,nhà nước phong kiến Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệmtrong công tác trị thủy và làm thủy lợi. Trong bối cảnh đất nướcthống nhất và tương đối ổn định, các vua đầu triều Nguyễn có điềukiện thực hiện những công cuộc trị thủy to lớn và toàn diện1. Dướitriều vua Gia Long và Minh Mệnh, một khối lượng lớn các côngtrình trị thủy kỳ vĩ đã được tiến hành, đặc biệt là các công trìnhđào đắp và nạo vét kênh rạch khai khẩn vùng đất Nam Bộ, như đàokênh Cái Cỏ (1815), đào kênh Thoại Hà (1817), nạo vét, cải tạo kênhBảo Định (1819), đào kênh Vĩnh Tế (1820-1824), đào kênh Trà Cú(1829), đào kênh Vĩnh An (1843-1844) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Hệ thống kênh rạch vùng biên giới Tây Nam Kinh tế nông nghiệp Tổ chức bộ máy quan lại Tổ chức quản lý nhân khẩu Vùng đất Nam Bộ trong lòng quốc giaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
8 trang 260 0 0 -
5 trang 125 0 0
-
124 trang 111 0 0
-
18 trang 108 0 0
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 trang 96 1 0 -
68 trang 92 0 0
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 85 0 0 -
Cơ sở lý luận_ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản 1
30 trang 79 0 0 -
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp (Dùng cho các lớp cao học) - ĐH Thủy lợi
174 trang 71 0 0 -
81 trang 61 0 0