Để có được một nền kiến trúc mang bản sắc riêng biệt là cả một quá trình hàng trăm năm nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác với bao thăng trầm của lịch sử, với bao khắc nghiệt của vùng thiên nhiên nhiệt đới hết sức phức tạp.Bắc Ninh không có núi rừng trùng điệp, không có các tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhưng Bắc Ninh có những con sông chở nặng phù sa, những dải đồi thấp mang đầy những truyền thuyết say đắm lòng người. Những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng trong nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm về Kiến trúc cội nguồn
Tìm về Kiến trúc cội nguồn
Để có được một nền kiến trúc mang bản sắc riêng biệt là cả một quá trình hàng trăm
năm nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác với bao thăng trầm của lịch sử, với bao khắc
nghiệt của vùng thiên nhiên nhiệt đới hết sức phức tạp.Bắc Ninh không có núi rừng trùng
điệp, không có các tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Nhưng Bắc Ninh có những con sông chở nặng phù sa, những dải đồi thấp mang đầy
những truyền thuyết say đắm lòng người. Những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng trong
nước và hấp dẫn khách du lịch, muôn nơi…
Là một vùng đất Việt cổ, Bắc Ninh -miền quê “địa linh nhân kiệt”nơi từ nghìn xưa
cho tới hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của Kinh thành Thăng Long- Đông Đô - Hà
Nội , nơi đầy ắp những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê. Nằm trong sự giao
lưu hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo, Bắc Ninh đã sản sinh
ra những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng. Trải qua
những biến cố của thời gian, thăng trầm của lịch sử, trên dải đất Bắc Ninh vẫn lưu giữ
được hàng trăm ngôi đình, chùa, đền , miếu thành quách và những ngôi nhà dân gian có
giá trị nghệ thuật cao, mà không phải địa phương nào cũng có được. Từ thành cổ Luy
Lâu, thành cổ Bắc Ninh, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, Đình Diềm, đình Đình Bảng … tới
Văn miếu Bắc Ninh - nơi lưu giữ 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước . Thực ra khi xây
dựng như vậy, ông cha ta không hề nghĩ đến phải làm gì để giữ gìn bản sắc địa phương,
bản sắc dân tộc mà chỉ đơn giản là làm sao cho tiện dụng , làm sao cho đẹp, cho phù hợp
với cảnh quan khu đất, với khí hậu, với phong tục tập quán của địa phương …
Để có được một nền kiến trúc mang bản sắc riêng biệt là cả một quá trình hàng trăm
năm nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác với bao thăng trầm của lịch sử, với bao khắc
nghiệt của vùng thiên nhiên nhiệt đới hết sức phức tạp.
Bắc Ninh không có núi rừng trùng điệp, không có các tài nguyên thiên nhiên phong
phú. Nhưng Bắc Ninh có những con sông chở nặng phù sa, những dải đồi thấp mang đầy
những truyền thuyết say đắm lòng người. Những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng trong
nước và hấp dẫn khách du lịch, đậm đà sắc thái dân tộc với những bộ khung sườn bằng
gỗ quí đã tồn tại qua bao thế kỷ tới bây giờ, đấy là chưa kể đến bao loại đá quí cùng
nhiều loại vật liệu không nung khác, mà cho đến ngày nay trong kiến trúc dân gian ở
nhiều vùng, vẫn còn thừa kế truyền thống tiếp tục khai thác và sử dụng: tre Lương Tài,
Quế Võ ; lim Sơn Động; gốm Thổ Hà, Phù Lãng; đá Bất Lự, Phật Tích… vừa kinh tế lại
vừa có giá trị thẩm mỹ riêng biệt.
Chùa Bút Tháp
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt, mưa gió lũ lụt thất thường đã tác động rõ rệt tới
các công trình kiến trúc cổ truyền Việt Nam trong đó có các công trình kiến trúc cổ của
Bắc Ninh.
“Không thể tìm hiểu chính xác được các không gian kiến trúc cổ truyền ấy nếu
chúng ta không bắt đầu phanh phui từ những điều kiện thiên nhiên của đất nước , đến các
yêu cầu về nơi ăn ở của con người. Thiên nhiên Việt nam là một vùng trời đất nhiệt đới
với tất cả những ưu đãi lớn lao và những tai ương quái ác, ưu đãi và tai ương cứ trộn lẫn
với nhau, cứ nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác ! Và chính là nếp nhà cổ truyền của
dân tộc Việt nam đã được cất dựng nên ngay giữa vùng thiên nhiên nhiệt đới hết sức
phức tạp ấy ”
(Từ những mái nhà tranh cổ truyền - KTS Nguyễn Cao Luyện )
Trong hoàn cảnh thiên nhiên nói trên, không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã tạo
dựng những công trình kiến trúc không phải kiểu “kiến trúc đóng” như ở các nước châu
Âu mà là những “kiến trúc mở”, yêu cầu thông thoáng , ngăn chặn tia nắng bức xạ mặt
trời , song cũng có thể chống mưa bão, gây cho con người cảm giác dịu mát , gần gũi .
Triết lý sống của người Việt nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng là lối sống hài
hoà với thiên nhiên , nương nhờ và thuận theo thiên nhiên . Vì thế, từ nếp nhà ở dân gian
hay công trình kiến trúc cổ Bắc Ninh thường có bố cục thoáng đạt, hoà lẫn trong bóng
mát cây xanh hay soi bóng bên hồ nước để tạo nên một cân bằng sinh thái khoa học.
Trong kiến trúc cổ của ta, đình là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi mặt: hành
chính, tôn giáo ,văn hoá, tinh thần , tình cảm, niềm tin của dân làng, là kiến trúc gỗ lớn
nhất, ngôi đình phải là tiêu biểu cho nền văn hoá mang đậm truyền thống nông nghiệp lúa
nước, vì vậy thế đất và hướng đình của các làng ven sông luôn làm cũng quay mặt ra bờ
lõm của khúc sông, bên bồi của đất, bao giờ đình làng cũng ở vào vị trí đẹp, có tầm nhìn
mở rộng, phóng khoáng, thường là ở trung tâm của làng. Còn đối với các ngôi chùa, khi
xây dựng người xưa quan tâm trước hết là phải tìm được cảnh đẹp. Đó là núi, đồi ở giữa
đồng bằng, như viên ngọc quý đặt trên tấm thảm, lấy cảnh quan tự nhiên làm cái nền cho
kiến trúc, cùng trải ra như không giới hạn. Núi đồi lại gần với sông ngòi hay hồ ao, có
cao trên, thấp dưới với nhiều tầng sinh thái khác nhau. Những ngôi chùa hoặc đình dù lợi
dụng thiên nhiên hay cải tạo thiên nhiên thì dường như đều đã điểm đúng địa huyệt và hội
tụ được thiên khí, tạo ra bộ mặt văn hoá làng quê bừng sáng .
Chùa Dâu (Ảnh: Phạm Quyên)
Kiến trúc Bắc Ninh không tìm sự đồ sộ về chiều cao rộng trong không gian, nhưng
được nhân đôi mình lên khi được soi bóng trên mặt nước . Nước là yếu tố đặc trưng của
kiến trúc truyền thống Việt nam và Bắc Ninh. Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, người
ta tin rằng nước là khởi đầu của mọi nguồn hạnh phúc. Nước ở chỗ trũng, ở phía thấp nên
mang yếu tố âm , còn công trình kiến trúc được xây dựng nổi lên được xem như yếu tố
dương . Quần thể kiến trúc hợp thành một cặp âm dương hoà hợp thể hiện ước vọng cho
mọi loài sinh sôi phát triển. Ngay đối với thuyết phong thuỷ, gạt đi những bí hiểm mà
thầy địa lý thêu dệt, một công trình kiến trúc dù lớn hay nhỏ cũng phải ăn nhập với thiên
nhiên, có trước có sau, có gò bãi cao, có ngòi dài hồ rộng, có cảnh trí hai bên câ ...