Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại thủ đô Hà
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại thủ đô Hà Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ở các khu công nghiệp tại thủ đô Hà Nội (GD&TĐ) - Sự ra đời các khu công nghiệp (KCN) đã có lịch sử khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển ngành công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ngay từ năm 1970 ở Hà Nội đã hình thành một số khu công nghiệp và đã phát huy được vai trò dẫn đường của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Cho tới năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế, nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp – khu chế xuất) đã được hình thành khắp cả nước, trong đó có Hà Nội. Các KCN đã có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, xuất nhập khẩu hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tác động tích cực đến quá trình đô thị hoá. Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng đã có đóng góp nhất định vào sự hình thành và phát triển các KCN của cả nước cũng như Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, KCN là một mô hình kinh tế mới mà các ngân hàng thương mại chưa có giải pháp thích ứng để mở rộng cho vay, cả doanh nghiệp trong các KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. 1. Khái niệm về khu công nghiệp Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đưa ra khái niệm về KCN tổng hợp như sau: “KCN tổng hợp là khu chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở...có ranh giới địa lý xác định, gồm những khu vực dành cho công nghiệp, các dịch vụ liên quan, thương mại và dân cư. Khu vực công nghiệp có thể là khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”. Tại Việt Nam, khái niệm khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC) được nêu trong Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 như sau: “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”. 2. Vài nét về sự hình thành, phát triển các khu công nghiệp trên thế giới. Loại hình khu công nghiệp (KCN) được xuất hiện đầu tiên và sớm nhất ở nước Anh, sau đó ở các nước Châu âu, Châu Mỹ La tinh, Châu á và Châu Phi. Theo số liệu của Hội đồng Nghiên cứu Phát triển quốc tế (IDRC), trên thế giới hiện có khoảng 12.600 KCN nằm rải rác ở hơn 90 nước, trong đó: Mỹ có 8.800 KCN, Canada có 1.200 KCN, Đức có 300 KCN, Anh có 200 KCN, Hà Lan có 130 KCN...Mã Lai hiện đang dẫn đầu với con số 166 KCN, Hàn Quốc 147 KCN, Inđônexia 117 KCN, Philipines 63 KCN, Singapore 28 KCN và Thái Lan 23 KCN. 3. Quá trình hình thành và phát triển các KCN tại Thủ đô Hà Nội Thời kỳ trước năm 1993 có 9 KCN, cụm CN cũ đã được hình thành ở Hà Nội là: KCN Minh Khai – Vĩnh Tuy – Mai Động có dịên tích 81 ha; KCN Trương Định – Đuôi Cá có diện tích 32 ha; KCN Văn Điển – Pháp Vân có diện tích 39 ha; KCN Thượng Đình có diện tích 76 ha; KCN Cầu Diễn – Mai Dịch có diện tích 27 ha; KCN Gia Lâm - Đức Giang - Cầu Đuống có diện tích 38 ha; KCN Đông Anh có diện tích 68 ha; KCN Cầu Bươu có diện tích 4 ha; KCN Chèm có diện tích 14 ha. Các KCN nêu trên đều được xây dựng cách đây từ 15 năm đến 40 năm theo mô hình cũ, nằm xen kẽ, rải rác, phân tán cả với dân cư và các cơ sở kinh tế - xã hội khác; không phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; không được tổ chức quản lý theo từng khu, không có sự hỗ trợ lẫn nhau và hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong đó là doanh nghiệp Nhà nước. Thời kỳ sau năm 1993, Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Ban quản lý KCN và chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các KCN và CX tại Thủ đô. Qua gần 20 năm đi vào hoạt động đến nay, Hà Nội đã hình thành 6 KCN tập trung và 11 khu cụm CN vừa và nhỏ, như KCN Sài Đồng, KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long ... 4. Vai trò và các hình thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tại các KCN Các ngân hàng có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức tín dụng đối với các doanh nghiệp trong các KCN. Nhìn chung có thể xếp loại tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp tại các KCN thuộc loại hình tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng như: - Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN; - Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn cố định nhằm đổi mới trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với các doanh nghiệp trong KCN; - Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tín dụng quốc tế cho vay tín dụng bảo lãnh tín dụng thanh toán quốc tế hệ thống ngân hàng nghiệp vụ ngân hàng hình thức tín dụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 482 0 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 440 4 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 296 5 0 -
Tập bài giảng Nghiệp vụ thanh toán quốc tế - Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
39 trang 245 0 0 -
Bài giảng Chương 3: Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng - Trần Lương Bình (Phần 4)
12 trang 219 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 167 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 157 0 0 -
Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng: Phần 2 - NXB Hà Nội
43 trang 152 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 150 0 0