Danh mục

Tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.75 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hoạt động tín dụng phục vụ lĩnh vực xuất khẩu. Từ khung lý thuyết đến thực tiễn tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 5/2023, những tác động đến thực trạng xuất khẩu tại Việt Nam, chỉ ra những hạn chế để đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu Ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nayKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS Phạm Thiên Tùng - Học viện Tài chính Hà Minh Dũng - Đại học Vin Uni Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hoạt động tín dụng phục vụ lĩnh vựcxuất khẩu. Từ khung lý thuyết đến thực tiễn tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2018- 5/2023, những tác động đến thực trạng xuất khẩu tại Việt Nam, chỉ ra những hạn chế đểđề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu Ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng xuất khẩu, cho vay xuất khẩu 1. MỞ ĐẦU Tín dụng là hoạt động cốt lõi và quan trọng nhất trong ngành ngân hàng. Đây là hoạtđộng mang lại nguồn thu nhập lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập hoạt động củamột ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng chứa đựng khá nhiều rủi ro, trong đó rủi rotín dụng quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, do đó các ngânhàng cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề về an toàn vốn tín dụng, hiệu quả cho vay vàphát triển bền vững ngân hàng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng đóng vai trò vô cùngquan trọng đối với sự lớn mạnh của một ngân hàng. Chất lượng tín dụng càng cao thì mứcđộ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thươngmại trên thị trường được nâng lên. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp, cách thức nhằmnâng cao chất lượng tín dụng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ 4.0 làmột đòi hỏi mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng thươngmại cổ phần 2. NỘI DUNG 2.1. Lý luận về tín dụng xuất khẩu Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó chủ thểnày chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hìnhthức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà haibên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Cấp tín dụng là việc ngân hàng thương mại (NHTM) thỏa thuận để tổ chức, cá nhânsử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc cóhoàn trả bằng bằng các nghiệp vụ như: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanhtoán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng 373Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đế tín dụng với nghĩa là việc NHTM sửdụng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng một ngân khoản vớinguyên tắc có hoàn trả thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính,bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan khác Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhậpkhẩu; hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốncho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thờigian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao hàng hoặc nhậnhàng hoặc khi hoàn thành dự án. Về bản chất, hoạt động tín dụng xuất khẩu không chỉ tàitrợ trực tiếp về mặt tài chính để nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, thu mua, chếbiến, khuyến khích xuất khẩu, mà còn tài trợ cho người mua hàng ở nước khác hay nhànhập khẩu nước ngoài có đủ các điều kiện về tài chính để nhập khẩu hàng hoá của nướcđó, thúc đẩy xuất khẩu của nước sở tại. Qua đó có thể thấy rằng: (i) Về nghiệp vụ tín dụngxuất khẩu, tín dụng xuất khẩu không chỉ là các nghiệp vụ cho vay mà còn có các nghiệpvụ, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác như: baothanh toán... (ii) Về hình thức: đó là tất cả các hoạt động tài trợ vốn của NHTM cho nhàxuất khẩu hoặc doanh nghiệp nước nhập khẩu. (iii) Về mục đích: Nhằm đẩy mạnh hoạtđộng nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, khuyến khích việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. (iv)Về đối tượng của tín dụng xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước hoặc nhà nhậpkhẩu quốc tế tiêu thụ sản phẩm trong nước. (v) Về lợi ích: Ngân hàng tham gia tín dụngxuất khẩu sẽ làm cho doanh số cho vay và dư nợ của ngân hàng tăng lên, thu nhập của ngânhàng từ hoạt động tín dụng xuất khẩu tăng nhờ thu phí dịch vụ và tạo điều kiện để ngânhàng mở rộng thêm các sản phẩm mới từ việc thanh toán xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng xuất khẩu cũng có một số nhược điểm như khả năngrủi ro cũng không nhỏ, đặc biệt là rủi ro tỷ giá. Tín dụng xuất khẩu là một hình thức phát triển cao của tín dụng. Nó cơ bản giữ đượcnhững bản chất chung của tín dụng, tín dụng xuất khẩu còn có một số đặc điểm: (i) Vốntín dụng ...

Tài liệu được xem nhiều: