Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM ThS. Hà Kiều Oanh1 TS. Nguyễn Thị Hoài Phương2 Tóm tắt Cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, việc thu xếp vốn cho các dự án lớn đặc biệt ở các ngành năng lượng, chế tạo, xây dựng, khai khoáng... đang dần có những thay đổi. Vào cuối những năm 80 đã có những bước tiến trong việc áp dụng các phương thức tài trợ cho dự án như các giao dịch hoán đổi, thỏa thuận trao đổi hàng hóa, sắp xếp đồng tài trợ phức tạp (trong đó có sử dụng viện trợ song phương và đa phương), và tín dụng xuất nhập khẩu. Hiện nay, trong bối cảnh nguồn vốn tài trợ cho các dự án còn hạn chế do các bất ổn về kinh tế chính trị trên thế giới, việc áp dụng phương thức tài trợ dự án qua tín dụng xuất khẩu cần được cân nhắc thận trọng. Vì vậy, mục tiêu của bài viết là phân tích ưu điểm và nhược điểm của hình thức tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam hiện nay để có một cái nhìn đa chiều hơn trong việc thu xếp vốn cho các dự án trong thời gian tới. Từ khóa: tín dụng xuất khẩu, tài trợ dự án, ECAs Cho đến nay, tình hình tài chính tiền tệ trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010. Mặc dù các nước vẫn đang tiếp tục điều chỉnh chiến lược cũng như thực thi các chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nhưng quá trình phục hồi vẫn còn chậm và không có dấu hiệu khả quan. Bên cạnh đó, các điểm nóng bất ổn về an ninh quân sự vẫn diễn ra tại nhiều khu vực đã ảnh hưởng đến đà phục hồi của nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Theo đánh giá của Moody, Việt Nam đang bị tụt giảm điểm xếp hạng tín dụng do các triển vọng tiêu cực về khả năng thanh toán. Ngoài ra, vụ việc Vinashin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế và huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, nguồn vốn nhằm tài trợ cho các dự án, đặc biệt là các dự án lớn thuộc về xây dựng cơ bản, năng lượng và chế tạo sẽ rất hạn chế. Vì vậy ngoài các hình thức tài trợ truyền thống, thông thường được ưu tiên như vay thương mại trong nước, vay ODA thì tín dụng xuất khẩu là một hình thức cần cân nhắc đến. 1, 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: haoanh29@gmail.com 636 Trên phương diện quốc gia, Việt Nam có thể tận dụng nguồn vốn có chi phí hợp lý từ thị trường quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở sản xuất để tạo đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu quốc gia. Bài viết này phân tích về ưu điểm và nhược điểm của hình thức tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng tại Việt Nam nhằm có cái nhìn đa chiều hơn trong thu xếp vốn cho các dự án trong thời gian tới. 1. Tổng quan nghiên cứu Các nguồn vốn tài trợ cho dự án rất phong phú, đa dạng về hình thức cũng như nguồn vốn vay. Để thực hiện dự án, các doanh nghiệp có thể huy động từ nguồn vốn trong nước từ ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển. Hiện nay các dự án có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức như: vốn hỗ trợ phát triển chính thức ưu đãi (ODA - Official Development Assistance) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức không ưu đãi; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment); vốn vay thương mại từ các ngân hàng quốc tế (Commercial Loan); vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (ECA - Export Credit Arrangement); vốn tín dụng hỗ trợ nhập khẩu (OBC - Operating Buyer’s Credit) và các nguồn vốn được bảo lãnh của Bộ Tài chính cho các hợp đồng vay của các tập đoàn/công ty nhà nước để thực hiện các dự án phát triển xã hội. Đối với riêng các dự án năng lượng với tổng vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp thường ký kết các hợp đồng tổng thầu EPC (Engineering Procurement and Construction) nghĩa là nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư. Tại các nước đang phát triển nói chung, và Việt Nam nói riêng, các dự án năng lượng do các nhà thầu ở các nước phát triển về công nghệ và dày dạn kinh nghiệm thực hiện, điều đó có nghĩa là hệ thống thiết bị vật tư có giá trị rất lớn chủ yếu được nhập khẩu. Vì vậy bên cạnh các hình thức huy động vốn thông thường, các dự án năng lượng còn có một phương thức thu xếp vốn khác là tín dụng xuất khẩu. 637 Sơ đồ 1. Tín dụng xuất khẩu trong các dự án năng lượng Direct Loan Nguồn: Terr (2012) “Tín dụng xuất khẩu (Export Credit Arrangement) được hiểu là một khoản tín dụng được mở bởi một nhà nhập khẩu với một cơ quan tín dụng xuất khẩu trong nước của nhà xuất khẩu nhằm tài trợ cho một giao dịch xuất khẩu - nhập khẩu” Tín dụng xuất khẩu và tín dụng người bán về cơ bản là giống nhau nhưng với hình thức tín dụng xuất khẩu phải thông qua một tổ chức tài chính (ví dụ như các tổ chức xuất nhập khẩu) để đàm phán, ký kết hợp đồng, còn hình thức tín dụng người bán thì đơn giản hơn, đó là người đi vay có thể đàm phán, ký kết hợp đồng trực tiếp với nhà sản xuất. Như vậy một khoản tín dụng xuất khẩu tài trợ cho dự án được thực hiện thông qua cơ quan tín dụng xuất khẩu (ECAs - Export Credit Agencies). Cơ quan này được hiểu là một định chế tài chính hoặc một cơ quan tài trợ thương mại cho các công ty trong nước với các hoạt động ngoại thương. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính như bảo lãnh, cho vay và bảo hiểm c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tín dụng xuất khẩu Dự án năng lượng tại Việt Nam Tài trợ dự án Vốn đầu tư Thu xếp vốnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lựa chọn đối sách nào để thúc đẩy tín dụng xuất khẩu bằng nguồn vốn của nhà nước tại Việt Nam
7 trang 127 0 0 -
95 trang 119 0 0
-
Ứng dụng excel trong giải quyết các bài toán kinh tế: Phần 2 - Trịnh Hoài Sơn
89 trang 84 0 0 -
Bài giảng Quản lý dự án - TS. Đặng Vũ Tùng (ĐH Bách khoa Hà Nội)
42 trang 82 0 0 -
Giáo trình Tài trợ dự án: Phần 1 - Học viện Ngân hàng
164 trang 81 0 0 -
Yếu tố giúp nhà đầu tư lựa chọn bán cổ phiếu hiệu quả
8 trang 52 0 0 -
11 trang 42 0 0
-
Giáo trình Lập và phân tích dự án: Phần 1
52 trang 42 0 0 -
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
7 trang 41 0 0 -
Các phuơng pháp thẩm định giá đầu tư
24 trang 37 0 0 -
2 trang 36 0 0
-
6 trang 36 0 0
-
Quốc hội yêu cầu 'phá băng' bất động sản!
3 trang 35 0 0 -
Biểu mẫu: Báo cáo thực hiện vốn đầu tư
2 trang 34 0 0 -
Hedges on Hedge Funds Chapter 9
10 trang 34 0 0 -
Bài tập môn tài trợ dự án - Phần 1
9 trang 33 0 0 -
Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững
5 trang 33 1 0 -
Văn bản số 77/2013/TT-BTC 2013
6 trang 33 0 0 -
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
50 trang 32 0 0 -
Vai trò của Thị trường bất động sản
3 trang 31 0 0