Danh mục

Tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương của người Hoa ở Châu Đốc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 449.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương của người Hoa ở Châu Đốc nghiên cứu việc tìm hiểu về nguồn gốc tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương, cơ sở thờ tự, thực hành nghi lễ, các giá trị về văn hóa và tâm lý ảnh hưởng đến người Hoa tại địa phương,… Trong đó, tác giả cung cấp nhiều thông tin mới, chủ yếu khai thác qua khảo sát thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương của người Hoa ở Châu ĐốcTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 63/2022 25 TÍN NGƯỠNG TAM SƠN QUỐC VƯƠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở CHÂU ĐỐC Vĩnh Thông Tóm tắt: Tam Sơn Quốc Vương là một hình thái tín ngưỡng đặc thù của cộng đồng tộc người Hoa nhóm phương ngữ Triều Châu ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tín ngưỡng này có mặt ở Châu Đốc từ khi người Hoa đặt chân đến đây, tồn tại suốt hàng trăm năm qua trên vùng đất này, không chỉ gắn bó với đời sống tâm linh của cư dân, mà còn đóng góp vào sự phong phú của văn hóa địa phương. Bài nghiên cứu này tìm hiểu về nguồn gốc tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương, cơ sở thờ tự, thực hành nghi lễ, các giá trị về văn hóa và tâm lý ảnh hưởng đến người Hoa tại địa phương,… Trong đó, tác giả cung cấp nhiều thông tin mới, chủ yếu khai thác qua khảo sát thực tế. Từ khóa: Châu Đốc, người Hoa, tín ngưỡng, Tam Sơn Quốc Vương. Nhận bài ngày 27.6.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 23.8.2022 Liên hệ tác giả: Vĩnh Thông; Email: vinhthongts@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ông Bổn là một trong những đối tượng tín ngưỡng phổ biến của tộc người Hoa ở Nam Bộ.Tùy theo từng cộng đồng hoặc địa phương, quan niệm về vị thần này có thể khác nhau. Ở thànhphố Châu Đốc (tỉnh An Giang), người Hoa phần lớn thuộc nhóm phương ngữ Triều Châu, họxem Ông Bổn là Tam Sơn Quốc Vương. Đây là ba vị thần cai quản ba ngọn núi ở vùng TriềuChâu (Trung Quốc). Khi di cư, người Hoa đã mang theo tín ngường này đến các vùng đất mới,trong đó có Châu Đốc. Đặc biệt, tín ngưỡng này gắn liền với nghi thức nhập đồng hết sức độcđáo đã tồn tại hàng thế kỷ. Từ lâu, niềm tin và thực hành tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương đãgắn bó sâu sắc với đời sống văn hóa tâm linh của người Hoa nói riêng và cư dân Châu Đốc nóichung. Ông Bổn hay Bổn Đầu Công là vị thần mang tính biểu tượng chứ không hẳn là nhân vậtlịch sử cụ thể. Người Hoa xem Ông Bổn là phúc thần của vùng đất sở tại, có vai trò bảo hộ cộngđồng, tương tự Thành Hoàng của người Việt hay Neak Ta của người Khmer. Một nghiên cứucho biết, với người Triều Châu và Hải Nam thì Ông Bổn là chức Bổn Đầu Công của Trịnh Hòa,còn người Phước Kiến cho rằng Ông Bổn là Châu Đạt Quan [Nguyễn Hữu Hiếu, 2010: 137].Nhiều nơi khác, một số cộng đồng Hoa còn có thể đồng nhất Ông Bổn với Thổ Thần, PhướcĐức Chánh Thần, Tam Sơn Quốc Vương,… [Tư liệu điền dã, 2017]. Tác giả Nguyễn XuânNghĩa phân tích: “Đồng bào Hoa quan niệm Ông Bổn là vị thần cai quản một khu vực đất đaivà cả những con người sống trên địa vực đó. Nói cách khác, họ quan niệm đây là một vị thổ 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIthần. Đối với các cư dân nông nghiệp, cũng như đối với đồng bào Hoa có nguồn gốc là nôngdân, vị thần đất chính là vị thần đem lại của cải, sự giàu có, thịnh vượng, hạnh phúc và sự bìnhyên cho mọi người. Tín ngưỡng ông Bổn, mặc dù có nguồn gốc xa xưa là tục thờ thần đất củacác cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, đã bị phong kiến hóa phần nào và đã được người di dânHoa nhân cách hóa…” [Nguyễn Xuân Nghĩa, 1984: 195-196]. Đưa ra những lý giải trên, chúngtôi muốn giải thích vì sao ngôi miếu của người Triều Châu ở phường Vĩnh Mỹ - thành phốChâu Đốc có bảng tên là “Tam Sơn miếu” và đối tượng được thờ cúng chính của miếu là TamSơn Quốc Vương, nhưng người dân lại gọi là miếu Ông Bổn. Bởi, Ông Bổn được xem là vịphúc thần sở tại, đối với người Tiều ở Châu Đốc thì Tam Sơn Quốc Vương chính là Ông Bổncủa cộng đồng mình. Mặt khác, cư dân nơi đây không đồng hóa Ông Bổn với Phước Đức ChánhThần, vì trong miếu vẫn có bàn thờ riêng dành cho Phước Đức Chánh Thần.2. NỘI DUNG2.1. Thiết chế tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương của người Hoa ở Châu Đốc Tam Sơn Quốc Vương là một trong những hình thái tín ngưỡng đặc thù của người TriềuChâu, bắt nguồn từ quan niệm sùng bái núi non của cư dân Hoa Nam cổ xưa. Tín ngưỡng nàyra đời trên vùng đất Yết Dương, ngày nay là thành phố Yết Dương - tỉnh Quảng Đông (TrungQuốc). Tại đây có ba ngọn núi là Cân Sơn, Minh Sơn và Độc Sơn. Tam Sơn Quốc Vương chínhlà ba vị sơn thần cai quản ba ngọn núi này. Thế danh của thần Cân Sơn là Liên Kiệt, thần MinhSơn là Triệu Hiên và thần Độc Sơn là Kiều Tuấn. Ba vị cai quản Tam Sơn từ thời nhà Tùy (581- 619) và về sau thường hiển linh. Ngày nay, ngôi miếu trung tâm của tín ngưỡng này là TamSơn tổ miếu, tọa lạc ở nhai đạo Hà Bà, huyện Yết Tây, thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông. Trong dân gian có nhiều giai thoại về Tam Sơn Quốc Vương. Chẳng hạn chuyện kể năm970, quân Tống tiến đánh Nam Hán,(1) Tống Thái Tổ Triệu Khuôn Dận khi dẫn quân đến vùngYết Dương đã cầu xin Tam Sơn Quốc Vương phò hộ. Sau khi thắng trận, vua sắc phong chothần Cân Sơn là Thanh Hóa Uy Đức Báo Quốc Vương, thần ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: