Tín ngưỡng Việt Nam - Nếp cũ(Quyển thượng): Phần 2
Số trang: 144
Loại file: pdf
Dung lượng: 6.37 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung của phần 1 Tài liệu Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thượng), phần 2 giới thiệu các tôm giáo của Việt Nam như: Lão giáo, Biến thể của Đạo lão, Nho giáo, Luân lý Nho giáo, Tế Nam Giao, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài giáo. Hi vọng đây sẽ là một Tài liệu hữu ích dành cho những ai đang tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Người Việt có thêm Tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín ngưỡng Việt Nam - Nếp cũ(Quyển thượng): Phần 2 PHẦN THỨ HAI Tôn giáo Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 159 LÃO GIÁO Đạo Lão là một trong tam giáo du nhập vào Việt nam cùng với sự đô hộ của người Trung Hoa và đã có thời kỳ toàn thịnh. Cho đến ngày nay, ảnh hưởng của Lão giáo tại Việt nam không phải là không còn mạnh, nhất là những biến thể của đạo nầy trong dân chúng Việt nam với những nơi thờ phượng như điện, tĩnh, am... của các thầy phù thủy. Dù nhiều ít gì, dù đây chỉ là những sự biến thể cố ý hoặc vô tình, thì nguồn gốc sự thờ phượng Thái Thượng Lão Quân, Trương Thiên Sứ, Tề Thiên Đại Thánh... cũng đều bắt nguồn tự đạo Lão mà ra. Những biến thể của đạo Lão, cho đến ngày nay, vẫn còn đang bành trướng tại Việt nam, và những nghi thức lễ bái của đạo nầy đã được mượn rất nhiều trong tục thờ cúng Tổ tiên cũng như trong tục thờ thần. Lão Tử Lão giáo còn gọi là Đạo giáo, và người sáng lập ra đạo nầy là Lão Tử. Lão Tử chỉ là danh hiệu, nghĩa là ông thầy già. Theo Dương Quảng Hàm, thân thế của ông ta không biết rõ[14]. Theo Phan Kế Bính, trong Việt Nam phong tục, Lão Tử họ Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, người làng Khúc nhân, huyện Hổ thuộc nước Sở, nay là tỉnh An Huy, sinh năm thứ ba đời vua Định Vương nhà Đông chu, đồng thời với Đức Khổng Tử. Dương Quảng Hàm, nhắc lại những điều ghi trong Sử ký” của Tư Mã Thiên có viết không rõ Lão Tử sinh và mất năm nào. Lão Tử, vẫn theo Phan Kế Bính, làm quan Trụ hạ sử nhà chu, nhưng về sau đã từ quan đi ẩn dật. Thời bấy giờ, người đời chuộng lễ nghĩa, chú ý rất nhiều đến những điều vụn vặt làm bận tâm trí con người, và vài những điều câu nệ tỉ mỉ đã làm mất cái khoáng đạt của tâm hồn. Trước tệ đoan đó, Lão Tử có ý muốn sửa đổi lại để con người sống theo lẽ tự nhiên. Ông soạn ra bộ Đạo đức kinh gồm năm ngàn câu nói, chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi, mới hưởng được sự khoái lạc tiêu diêu.[15] [14] Việt Nam Văn Học Sử Yếu, in lần thứ năm, trang 60. [15] Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục. Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 160 Nhà xuấ tbản: Trẻ Đạo đức kinh bày tỏ rõ tôn chỉ của ông, bởi vậy người ta gọi đạo của ông là đạo Lão. Sau ông có Liệt Tử và Trang Tử cũng có sách dẫn giải tôn chỉ vô vi của đạo Lão để chống các học thuyết khác. Đúng ra, Lão Tử là một triết gia hơn là một giáo chủ và tôn chỉ của ông chính là một học thuyết, hơn là một giáo điều. Lão Tử tiếp kiến Đức Khổng Tử Năm Quý Mùi, tức là năm thứ hai đời vua chu Kính Vương, đức Khổng Tử lúc đó 34 tuổi, có cùng với các đệ tử đến xin hội kiến với Lão Tử tại phủ Hà nam. Lão Tử đã tiếp đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử hỏi ngài về Lễ thì ngài đáp: - Người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì đội nón lá đi chân không. Tôi nghe nói: người buôn bán khôn ngoan chứa nhiều tiền của, cũng như người không có gì. Người quân tử có đức tốt dung mạo xem như người ngu, nên bỏ cái chí kiêu căng, lòng ham muốn, cái sắc dục và chí quá độ, những điều ấy vô ích và có hại. Khi đức Khổng Tử ra về ngài đưa tiễn rất lễ phép và nói thêm rằng: - Tôi nghe nói, người giàu sang đưa người thì dùng tiền của, người nhân đức đưa người thì dùng lời nói. Tôi đây chẳng được giàu sang, chỉ trộm lấy danh nghĩa của người nhân đức mà đưa ngài bằng lời nói vậy: Người thông minh xét nét sâu xa, trở lại gần với sự chết, là bởi hay chê bai nghị luận việc của người thế gian; người có tài hùng biện giỏi dắn cao xa mà bị nguy hiểm đến mình, là vì ưa chỉ vạch điều xấu của kẻ khác. Đức Khổng Tử đã đáp lại: - Tôi rất cảm tạ các lời dạy của ngài. Tôn chỉ của Đạo Lão Xét qua cuộc đối thoại trên giữa Khổng Tử và Lão Tử ta đã thấy một phần nào tôn chỉ của đạo lão hiện ra. Đạo Lão lấy thanh tĩnh tự nhiên làm tôn chỉ, ý tưởng rất cao, người thường khó mà hiểu thấu được. Ai đã rõ được cái thân là nguồn khổ sở, cái trí khôn là cái góc phiền lụy, tất phải chịu sự cao kiến của tôn chỉ đạo lão. Phải xét rõ việc đời, tình người Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 161 để lấy sự nhạt nhẽo hư không mà đối với đời, không để một chút gì tơ tóc vướng víu đến mình ngõ hầu tận hưởng cái thú ung dung, nhàn nhã, sung sướng, khoan thai. Việc đời xảy ra tới đâu đối phó tới đó, không cần khó nhọc tâm cơ, hao tổn tinh thần, cứ lấy tự nhiên mà thù ứng các việc tự nhiên, rồi đâu sẽ ra đấy cả. Sở dĩ người ta phải khổ sở lo nghĩ là vì phải suy tính hành động, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tín ngưỡng Việt Nam - Nếp cũ(Quyển thượng): Phần 2 PHẦN THỨ HAI Tôn giáo Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 159 LÃO GIÁO Đạo Lão là một trong tam giáo du nhập vào Việt nam cùng với sự đô hộ của người Trung Hoa và đã có thời kỳ toàn thịnh. Cho đến ngày nay, ảnh hưởng của Lão giáo tại Việt nam không phải là không còn mạnh, nhất là những biến thể của đạo nầy trong dân chúng Việt nam với những nơi thờ phượng như điện, tĩnh, am... của các thầy phù thủy. Dù nhiều ít gì, dù đây chỉ là những sự biến thể cố ý hoặc vô tình, thì nguồn gốc sự thờ phượng Thái Thượng Lão Quân, Trương Thiên Sứ, Tề Thiên Đại Thánh... cũng đều bắt nguồn tự đạo Lão mà ra. Những biến thể của đạo Lão, cho đến ngày nay, vẫn còn đang bành trướng tại Việt nam, và những nghi thức lễ bái của đạo nầy đã được mượn rất nhiều trong tục thờ cúng Tổ tiên cũng như trong tục thờ thần. Lão Tử Lão giáo còn gọi là Đạo giáo, và người sáng lập ra đạo nầy là Lão Tử. Lão Tử chỉ là danh hiệu, nghĩa là ông thầy già. Theo Dương Quảng Hàm, thân thế của ông ta không biết rõ[14]. Theo Phan Kế Bính, trong Việt Nam phong tục, Lão Tử họ Lý, tên là Nhĩ, tự là Bá Dương, thụy là Đam, người làng Khúc nhân, huyện Hổ thuộc nước Sở, nay là tỉnh An Huy, sinh năm thứ ba đời vua Định Vương nhà Đông chu, đồng thời với Đức Khổng Tử. Dương Quảng Hàm, nhắc lại những điều ghi trong Sử ký” của Tư Mã Thiên có viết không rõ Lão Tử sinh và mất năm nào. Lão Tử, vẫn theo Phan Kế Bính, làm quan Trụ hạ sử nhà chu, nhưng về sau đã từ quan đi ẩn dật. Thời bấy giờ, người đời chuộng lễ nghĩa, chú ý rất nhiều đến những điều vụn vặt làm bận tâm trí con người, và vài những điều câu nệ tỉ mỉ đã làm mất cái khoáng đạt của tâm hồn. Trước tệ đoan đó, Lão Tử có ý muốn sửa đổi lại để con người sống theo lẽ tự nhiên. Ông soạn ra bộ Đạo đức kinh gồm năm ngàn câu nói, chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi, mới hưởng được sự khoái lạc tiêu diêu.[15] [14] Việt Nam Văn Học Sử Yếu, in lần thứ năm, trang 60. [15] Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục. Tín ngưỡng Việt Nam – Quyển thượng Tác giả: Toan Ánh 160 Nhà xuấ tbản: Trẻ Đạo đức kinh bày tỏ rõ tôn chỉ của ông, bởi vậy người ta gọi đạo của ông là đạo Lão. Sau ông có Liệt Tử và Trang Tử cũng có sách dẫn giải tôn chỉ vô vi của đạo Lão để chống các học thuyết khác. Đúng ra, Lão Tử là một triết gia hơn là một giáo chủ và tôn chỉ của ông chính là một học thuyết, hơn là một giáo điều. Lão Tử tiếp kiến Đức Khổng Tử Năm Quý Mùi, tức là năm thứ hai đời vua chu Kính Vương, đức Khổng Tử lúc đó 34 tuổi, có cùng với các đệ tử đến xin hội kiến với Lão Tử tại phủ Hà nam. Lão Tử đã tiếp đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử hỏi ngài về Lễ thì ngài đáp: - Người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì đội nón lá đi chân không. Tôi nghe nói: người buôn bán khôn ngoan chứa nhiều tiền của, cũng như người không có gì. Người quân tử có đức tốt dung mạo xem như người ngu, nên bỏ cái chí kiêu căng, lòng ham muốn, cái sắc dục và chí quá độ, những điều ấy vô ích và có hại. Khi đức Khổng Tử ra về ngài đưa tiễn rất lễ phép và nói thêm rằng: - Tôi nghe nói, người giàu sang đưa người thì dùng tiền của, người nhân đức đưa người thì dùng lời nói. Tôi đây chẳng được giàu sang, chỉ trộm lấy danh nghĩa của người nhân đức mà đưa ngài bằng lời nói vậy: Người thông minh xét nét sâu xa, trở lại gần với sự chết, là bởi hay chê bai nghị luận việc của người thế gian; người có tài hùng biện giỏi dắn cao xa mà bị nguy hiểm đến mình, là vì ưa chỉ vạch điều xấu của kẻ khác. Đức Khổng Tử đã đáp lại: - Tôi rất cảm tạ các lời dạy của ngài. Tôn chỉ của Đạo Lão Xét qua cuộc đối thoại trên giữa Khổng Tử và Lão Tử ta đã thấy một phần nào tôn chỉ của đạo lão hiện ra. Đạo Lão lấy thanh tĩnh tự nhiên làm tôn chỉ, ý tưởng rất cao, người thường khó mà hiểu thấu được. Ai đã rõ được cái thân là nguồn khổ sở, cái trí khôn là cái góc phiền lụy, tất phải chịu sự cao kiến của tôn chỉ đạo lão. Phải xét rõ việc đời, tình người Thực hiện ebook: Học thuật Phương Đông www.hocthuatphuongdong.vn 161 để lấy sự nhạt nhẽo hư không mà đối với đời, không để một chút gì tơ tóc vướng víu đến mình ngõ hầu tận hưởng cái thú ung dung, nhàn nhã, sung sướng, khoan thai. Việc đời xảy ra tới đâu đối phó tới đó, không cần khó nhọc tâm cơ, hao tổn tinh thần, cứ lấy tự nhiên mà thù ứng các việc tự nhiên, rồi đâu sẽ ra đấy cả. Sở dĩ người ta phải khổ sở lo nghĩ là vì phải suy tính hành động, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tín ngưỡng Việt Nam Văn hóa Việt Nam Phong tục Việt Nam Nếp cũ Việt Nam Lối cũ lề xưa Tôn giáo Việt Nam Đạo giáo Việt NamTài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 382 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 140 0 0 -
189 trang 133 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 123 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 120 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 110 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 99 2 0