Danh mục

Tính cách Nam bộ qua biểu trưng ca dao

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biểu trưng nói một cách đơn giản là dùng cái A để nói cái B. Chẳng hạn, cặp biểu trưng "cá chậu - chim lồng" biểu trưng cho cảnh tù túng của một ai đó, trong ca dao thường có biểu trưng cho người con gái có chồng (mà không hạnh phúc). Biểu trưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính cách Nam bộ qua biểu trưng ca daoTính cách Nam bộ qua biểu trưng ca daoBiểu trưng nói một cách đơn giản là dùng cái A để nói cái B. Chẳng hạn, cặp biểutrưng cá chậu - chim lồng biểu trưng cho cảnh tù túng của một ai đó, trong cadao thường có biểu trưng cho người con gái có chồng (mà không hạnh phúc). Biểutrưng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá trình biểu trưnghóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chiphối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Xuất phát từ luận điểm này,chúng tôi tìm hiểu tính cách người Việt Nam bộ qua các biểu trưng ca dao.1/ Biểu trưng với tinh thần trọng nghĩa khinh tàiTrọng nghĩa là tinh thần của những con người nghĩa khí, những con người sẵn sàngxả thân mình để cứu người, để làm những việc mà họ cho là hợp với đạo lý và lòngtrung thành. Lục Vân Tiên, Hớn Minh của Nguyễn Đình Chiểu cũng là những nhânvật được xây dựng trên tinh thần Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, làm người thế ấycũng phi anh hùng. Tác giả ca dao Nam bộ thường xuyên nói về chữ nghĩa cũngtrên tinh thần đó. Trọng nghĩa là thái độ ứng xử của người Việt Nam nói chung chứkhông riêng của người Việt Nam bộ. Có điều, đây là một nét trội trong tính cáchcủa người dân vùng đất mới. Họ vốn là những lưu dân đi tìm sự sống trong muônngàn cái chết. Qua nhiều lần thoát hiểm nhờ sự liên kết, nhờ tinh thần hoạn nạntương cứu, sanh tử bất ly, họ càng thấm thía thế nào là tình huynh đệ hào hiệp.Trọng nghĩa gắn với khinh tài. Nếu người xưa đã từng cay đắng nhận rằng nénbạc đâm toạc tờ giấy hoặc chua chát có tiền mua tiên cũng được thì tác giả cadao Nam bộ khẳng định:Tiền tài như phấn thổ,Nghĩa trọng tợ thiên kimCon le le mấy thuở chết chìmNgười bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi.Phấn thổ (bụi đất) và thiên kim (ngàn vàng) trong bài ca dao mang ý nghĩa biểutrưng. Sự đối lập của hai hình ảnh nầy chính là sự đối lập giữa cái tầm thường vàcái cao quí. Nếu có cái gọi là bên trọng bên khinh thì nghĩa là bên trọng, tiền tài làbên khinh. Bài ca trên còn một dị bản như là bằng chứng về sự phổ biến của tháiđộ trọng nghĩa khinh tài:Tiền tài như phấn thổ,Nhân nghĩa tựa thiên kimĐứt dây nên gỗ mới chìmNgười bất nhân bất nghĩa kiếm tìm làm chi.Biểu trưng vàng trong bài ca trên đã từng được tác giả ca dao Nam bộ sử dụng.Nghĩa khái quát nhất, tập trung nhất của vàng là biểu trưng cho cái quý giá. Đó làcái quý giá về vật chất, quý giá về tinh thần và con người quý giá. Vàng trong lòngvàng biểu trưng cho lòng chung thủy trong tình yêu:Bướm ong bay lượn rộn ràng,Em nguyền giữ tấm lòng vàng với anh.Trong ca dao Nam bộ, vàng thường xuất hiện với đá cùng với cách nói nghĩa đávàng. Ở đây tác giả dân gian không nhầm so sánh giá trị hơn kém giữa chúng màhướng tới đặc điểm chung của hai loại chất. Đá và vàng đều có khả năng tồn tại lâudài, bền vững cho nên chúng biểu trưng cho nghĩa sắt son:Ví dầu nước chảy đá mòn,Xa nhau nghìn dặm lòng còn nhớ thương.Người nghĩa khí một mặt sẵn sàng xả thân vì nghĩa xem tiền tài như cỏ rác, mộtmặt chấp nhận cảnh sống bần hàn để giữ tròn đạo nghĩa qua hình ảnh biểu trưngcủa hai đại đệ tử Khổng giáo, Tăng Sâm và Tử Lộ:Anh tỉ phận anhThà ở lều tranhNhư thầy Tăng, thầy Lộ,Chớ không ham mộCủa Vương Khải, Thạch Sùng,Đạo người anh giữ vẹn, bần cùng sá bao.Ca dao Bắc bộ (ca dao các vùng khác nói chung) không thiếu những bài nói về tìnhnghĩa, nghĩa bạn bè, nghĩa đồng bào, tình nghĩa lứa đôi... với những hình ảnh biểutrưng như bầu bí, nhiễu điều - giá gương... bằng một giọng điệu nhẹ nhàng:Bầu ơi, thương lấy bí cùng,Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.(Ca dao Bắc bộ)Ca dao Nam bộ cũng với tinh thần trọng nghĩa ấy nhưng được thể hiện bằng tìnhhuống và thái độ mạnh mẽ với biểu trưng sống qua hình ảnh ruột thắt gan bào:Ngó lên trời mây bay vần vũ,Ngó xuống âm phủ đủ mặt bá quan,Ngó lên Nam Vang thấy cây trăm thước,Nhìn sông Trước thấy sóng bủa lao xao,Anh thương em ruột thắt gan bào,Biết em có thương lại chút nào hay không?Đạo nghĩa hay điệu nghệ là luật lệ riêng của lưu dân thời kỳ khai hoang, nhữngngười bị giai cấp cầm quyền coi là kẻ tiểu nhân dốt nát. Lưu dân thú nhận sự dốtnát của họ bằng thái độ tự tôn. Họ bất cần bọn quan lại và luật lệ của chúng, để rồihướng tới tinh thần điệu nghệ. Điệu (đạo), là lòng từ bi bác ái, tình nghĩa giữa conngười, Nghệ (nghĩa) là nghĩa khí, không lợi dụng quyền thế lấn áp kẻ yếu, khônghại kẻ thất thế, ăn ở thủy chung, kết giao không tính toán thiệt hơn, dám liều thângiúp người... Quan niệm điệu nghệ tạo nên một kiểu anh hùng, một kiểu quân tửbình dân. Biểu trưng chim quyên, một biểu trưng riêng của ca dao phương Nam, làhình ảnh của kiểu quân tử bình dân đó:Chim quyên xuống đất ăn trùnAnh hùng lỡ vận lên rừng đốt than.Chính quan niệm điệu nghệ đề cao con người không phải ở tiền bạc, địa vị, dòngdõi mà ở thái ...

Tài liệu được xem nhiều: