Danh mục

Tính chất pháp lý, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Nghị viện các nước và một số kinh nghiệm

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính chất pháp lý, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Nghị viện một số nước 1.1. Nghị quyết của Quốc hội Mỹ Ngoài các dự luật và điều ước quốc tế, Quốc hội Mỹ còn xét và thông qua các nghị quyết. Có một số loại nghị quyết sau đây: Nghị quyết chung (joint resolution); Nghị quyết liên đới (concurrent resolution). - Nghị quyết chung: Về tính chất và hiệu lực pháp lý, nghị quyết chung tương tự như một đạo luật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính chất pháp lý, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Nghị viện các nước và một số kinh nghiệmTính chất pháp lý, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết của Nghị viện các nước và một số kinh nghiệm1. Tính chất pháp lý, quy trình, thủ tục ban hành nghị quyết củaNghị viện một số nước 1.1. Nghị quyết của Quốc hội Mỹ Ngoài các dự luật và điều ước quốc tế, Quốc hội Mỹ còn xét vàthông qua các nghị quyết. Có một số loại nghị quyết sau đây: Nghịquyết chung (joint resolution); Nghị quyết liên đới (concurrentresolution). - Nghị quyết chung: Về tính chất và hiệu lực pháp lý, nghị quyếtchung tương tự như một đạo luật. Về quy trình ban hành, nhìn chungnghị quyết chung cũng phải được thông qua bởi cả Thượng nghị việnvà Hạ nghị viện theo một thể thức xác định. Sau đó, nghị quyết đượcchuyển tới Tổng thống, được ký phê chuẩn hoặc bị Tổng thống phủquyết. Mặc dù không có điều luật nào quy định về việc văn bản quy phạmpháp luật (QPPL) được đệ trình trước Nghị viện phải được soạn thảodưới dạng một dự luật hay một nghị quyết chung, nhưng có những tậpquán nhất định cần phải tuân thủ khi sử dụng hai loại văn bản này. Sựkhác biệt giữa nghị quyết chung và các đạo luật thể hiện chủ yếu ở cáctrường hợp mà chúng được sử dụng, nói cách khác, hai loại văn bảnnày được sử dụng với những công dụng khác nhau. Nói chung, các dựluật được sử dụng để ban hành mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản luậtđã được hệ thống trong Bộ luật lệ của Hợp chúng quốc và luật ngânsách hàng năm. Còn các nghị quyết chung thường được sử dụng chocác mục đích sau: Thứ nhất, khi Nghị viện cần thông qua văn bản để giải quyết nhữngvấn đề bị giới hạn hoặc những vấn đề tạm thời. Chẳng hạn, nghị quyếtđược dùng như là một công cụ pháp lý tạm thời để tuyên bố về sự phânbổ ngân sách tiếp tục cho các chương trình của Chính phủ liên bang khidự luật phân bổ ngân sách hàng năm chưa được ban hành. Những nghịquyết chung này được gọi là nghị quyết tiếp tục (continuing resolution). Thứ hai, nghị quyết chung cũng thường được dùng để giải quyếtnhững vấn đề đơn lẻ nhưng rất quan trọng. Từ năm 1955 đến tháng1/1991, đã có 6 lần Nghị viện thông qua nghị quyết chung trao quyềnhoặc phê chuẩn đề nghị của Tổng thống về việc sử dụng quân đội Hợpchúng quốc Hoa Kỳ để bảo vệ những đất nước cụ thể. Chẳng hạn nhưbảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Hai nghị quyết hết sứcquan trọng trong số những nghị quyết này đó là Nghị quyết TonkinGulf năm 1964 (78 Stat.384) và Nghị quyết Persian Gulf năm 1991(105 Stat.3) đã được sử dụng để phê chuẩn sự tham chiến của Mỹ. Thứ ba, nghị quyết chung được dùng để đề xuất tu chính cho Hiếnpháp Mỹ. Đây được coi là vai trò cực kỳ quan trọng của nghị quyếtchung. Các nghị quyết này phải được thông qua bởi hai phần ba nghị sĩtại cả Thượng viện và Hạ viện. Điểm đáng lưu ý là, không giống nhưcác nghị quyết chung khác, nghị quyết đề xuất sửa đổi Hiến phápkhông cần phải có chữ ký của Tổng thống, nhưng để có thể có hiệu lựcpháp lý, chúng phải được phê chuẩn bởi ba phần tư số bang trong liênbang. Thứ tư, nghị quyết chung còn được sử dụng để xác định những ngàykỷ niệm lớn. Chẳng hạn trong số 99 nghị quyết chung đã có hiệu lựcpháp lý của Quốc hội thứ 103 (từ 1993 đến 1995) có tới 83 nghị quyếtvề vấn đề này. Thứ năm, nghị quyết chung được sử dụng để thành lập các ủy bantạm thời hoặc các ủy ban khác. Thứ sáu, nghị quyết chung cũng được sử dụng để tuyên bố về cácbang độc lập (chẳng hạn Nghị quyết đối với bang Texas và bangHawaii). Nghị quyết chung được nhận dạng bằng những cách ký hiệu như:H.J.Res. (House Joint Resolution) hoặc S.J.Res. (Senate JointResolution) và tiếp theo sau đó là những con số. - Nghị quyết liên đới: Về tính chất và hiệu lực pháp lý, nghị quyếtliên đới không phải là một đạo luật và cũng không có giá trị như mộtđạo luật, mà chỉ là những biện pháp mà cả Thượng viện và Hạ việnthống nhất về các vấn đề liên quan tới tổ chức và thủ tục hoạt động củahọ, hoặc là sự thể hiện ý kiến về các sự kiện, nguyên tắc, quan điểm vàmục đích hoạt động của hai Viện. Theo quy định tại khoản 7 Điều 1Hiến pháp Mỹ, nghị quyết này quy định về các vấn đề đặc thù trong nộibộ Quốc hội và không có hiệu lực ràng buộc mang tính QPPL. Về quytrình ban hành, khác với nghị quyết chung, nghị quyết liên đới khôngcần phải chuyển sang Tổng thống và không cần sự phê chuẩn của Tổngthống. Như vậy, có nhiều loại nghị quyết của Quốc hội Mỹ với giá trị pháplý, cách sử dụng và quy trình ban hành khác nhau. Đa số các nghị quyếtcủa nghị viện được ban hành trong những trường hợp liên quan đến tổchức, quy trình hoạt động trong nội bộ của các viện hoặc những vấn đềquan trọng của liên bang nhưng mang tính đơn lẻ (trừ trường hợp nghịquyết sửa đổi Hiến pháp có chứa đựng QPPL). Nghị quyết chung cóchứa đựng QPPL mang tính ràng buộc được ban hành theo thủ tục phứctạp hơn so với nghị quyết liên đới. Đặc biệt, nghị quyết chung về việcđề xuất sửa đổi Hiến pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: