Danh mục

Tính giá dịch vụ đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tính giá dịch vụ đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ: Thực trạng và giải pháp hệ thống hóa các qui định về về cơ chế tự chủ và tính giá dịch vụ đào tạo trong các trường đại học công lập tự chủ trên cơ sở tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật qui định có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính giá dịch vụ đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ: Thực trạng và giải pháp TÍNH GIÁ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TỰ CHỦ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hoàng Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Minh Giang Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đòi hỏi các đơn vị giáo dục công lập phải có những thay đổi trong quản lý, hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động, trong đó yêu cầu về tính giá các dịch vụ đào tạo sao cho đảm bảo đầy đủ, chính xác bù đắp được các chi phí đào tạo và tuân theo cơ chế quản lý của Nhà nước giúp cho việc xây dựng khung học phí phù hợp là yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với tất cả các trường Đại học nói chung và các trường Đại học công lập nói riêng.Bài viết hệ thống hóa các qui định về về cơ chế tự chủ và tính giá dịch vụ đào tạo trong các trường đại học công lập tự chủ trên cơ sở tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật qui định có liên quan. Bên cạnh đó, trên cơ sở khảo sát thực trạng tính giá dịch vụ đào tạo (học phí) tại một số trường đại học công lập tự chủ trong danh sách 23 trường đại học công lập tự chủ được thí điểm theo nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, bài viết đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: Tự chủ đại học, đại học công lập tự chủ, tính giá dịch vụ đào tạo, học phí Giới thiệu Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu và là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Thực hiện cơ chế tự chủ, các trường đại học công lập có nhiều cơ hội để khẳng định mình nhưng cũng đối mặt với không ít áp lực cạnh tranh buộc phải tăng cường quản lý và kiểm soát hoạt động.Tại Việt Nam, nghị định số 43/2006/NĐ-CP (ngày 25/4/2006) của Chính phủ được ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, sau đó đã được thay thế bởi nghị định 16/2015/NĐ-CP. Sau nhiều năm triển khai nghị định đã thúc đẩy rất nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp chuyển sang hình thức tự chủ, trong đó có các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là các trường Đại học công lập. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đòi hỏi các đơn vị giáo dục công lập phải có những thay đổi trong quản lý, hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động, trong đó yêu cầu về tính giá các dịch vụ đào tạo sao cho đảm bảo đầy đủ, chính xác bù đắp được các chi phí đào tạo và tuân theo cơ chế quản lý của Nhà nước giúp cho việc xây dựng khung học phí phù hợp là yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với tất cả các trường Đại học nói chung và các trường Đại học công lập nói riêng. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy còn nhiều rào cản trong quá trình xác định chi phí và tính giá dịch vụ đào tạo tại các trường đại học công lập tự chủ. Vì thế cần phải nghiên cứu làm rõ lý luận, thực trạng tính giá dịch vụ đào tạo trong các trường đại học công lập tự chủ từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học công lập tự chủ trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi như hiện nay. 517 1. Cơ chế tự chủ và giá dịch vụ đào tạo trong các trường đại học công lập Cơ chế tự chủ Tự chủ đại học (Autonomy) được định nghĩa là “mức độ tự do của các cơ sở giáo dục trong việc điều hành công việc của mình mà không có sự chỉ dẫn hoặc ảnh hưởng của một cấp nào đó từ phía Chính phủ”. Tại Việt Nam, tự chủ đại học đã được quy định trong Điều lệ trường đại học 2003, tuy nhiên chỉ từ sau khi Luật GDĐH 2012 có hiệu lực và sau đó được sửa đổi, bổ sung theo Luật giáo dục đại học sửa đổi số 34/2018 đã được Quốc hội 14 thông qua, việc thực hiện “quyền tự chủ” và “trách nhiệm xã hội” của cơ sở GDĐH mới có hành lang pháp lí cao nhất và cụ thể nhất. Tự chủ đại học được thể hiện trên 3 mặt là: (1)Tự chủ trong học thuật: Các trường đại học được chủ động trong hoạt động đào tạo và NCKH như tự quyết định kế hoạch hàng năm, mở ngành và chương trình đào tạo, chất lượng học thuật, số lượng tuyển sinh các bậc và hệ đào tạo (2)Tự chủ trong tổ chức và nhân sự: Các trường đại học được chủ động về phương thức quản lý nhân sự và bộ máy như quyết định xây dựng cơ cấu tổ chức, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thực hiện tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá , đào tạo, bồi dưỡng CBGV, đãi ngộ nhân tài nhằm mục tiêu phát triển (3) Tự chủ trong tài chính và tài sản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: