Danh mục

Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ .

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.52 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhìn lại con đường tiến hóa của thơ mới, một thực tế rõ ràng rằng thơ càng ngày càng có xu hướng xa rời dần lối thơ thiên về kể tả sự vật khách quan theo nguyên tắc “đối cảnh sinh tình” phổ biến của thơ ca truyền thống, mà thiên về lối thơ diễn đạt những tương quan vô hình, bên trong, mang tính tinh thần của bản thân sự vật, gắn với cảm quan về một thế giới thống nhất (cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, thể chất và tâm linh…)…...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ .Tính hiện đại của Thơ mớiViệt Nam xét trên phương diện ngôn từ Nhìn lại con đường tiến hóa của thơ mới, một thực tế rõ ràng rằng thơ càng ngày càngcó xu hướng xa rời dần lối thơ thiên về kể tả sự vật khách quan theo nguyên tắc “đối cảnhsinh tình” phổ biến của thơ ca truyền thống, mà thiên về lối thơ diễn đạt những tương quanvô hình, bên trong, mang tính tinh thần của bản thân sự vật, gắn với cảm quan về một thế giớithống nhất (cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, thể chất và tâm linh…)…. Và cũng vìvậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà thơ mới như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,Bích Khê, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn PhúTứ, Phạm Văn Hạnh lại say mê tư duy tương hợp và tinh thần nhất thể giác quan (unité desens), những giá trị thơ mới lạ và độc đáo mà những nhà thơ tiền bối của chủ nghĩa hiện đạinhư Baudelaire, Mallarmé, Rimbaud, Verlaine… đã tạo ra. Về thực tế này, ta có thể dẫn ra vôsố ví dụ, như: Hãy lắng nghe nhạc tơ mềm dãy dụa - Trong nhạc trăng vang nổi khắp cung mây (Chế Lan Viên - Vo lụa) Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc - Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương (Bích Khê - Nàng bước tới) Một đêm vàng – một đêm vàng âm điệu - Đầy nhựa thơm xanh mịt ngàn phi lau (Bích Khê - Sọ người) Đêm đêm ảo ảnh thơm chăn gối - Tình hướng về đông, dạ lắng chờ (Vũ Hoàng Chương - Tình liêu trai) Cốc rượu hồng, hy vọng sáng rung rinh - Mùi son phấn khác gì hương trinh bạch? (Đinh Hùng - Hương trinh bạch) Hồn nào lang thang bên đêm êm - Hồn hoa chơi vơi - bình trăng mềm (Nguyễn Xuân Sanh - Xây mơ) - Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát (Đoàn Phú Tứ - Màu thời gian) Này lắng nghe em khúc nhạc thơm - Hãy tự buông cho khúc nhạc hường (Xuân Diệu - Huyền diệu) Anh đã đón tình em bay phất phới - Như hương trăng đằm thắm cõi không gian (Hàn Mặc Tử - Sáng láng) Đó là những cách diễn đạt vô cùng độc đáo, lạ lẫm, mà có lẽ trước thời đại thơ mớikhó ai có thể hình dung ra. Tuy nhiên, cũng cần dứt khoát một điều rằng: sáng tạo ngôn từ (ởđây) không phải là tạo ra những từ mới, mà cơ bản là làm mới ngôn từ, nhằm đưa lại cho từmột khả năng đặc biệt trong việc làm hé lộ thế giới tinh thần bên trong của bản thân sự vật.Trong những ví dụ trên, rõ ràng năng lực liên tưởng đầy tính trực giác và thần cảm trở thànhnguồn năng lượng vô tận cho sáng tạo, ở đó sự vận dụng ngôn từ không còn theo qui luậtmiêu tả mà theo qui luật của sự liên tưởng. Và như thế, chỉ xét riêng bình diện ngôn từ, thơmới đã đặt ra một vấn đề mới về vai trò của cái biểu đạt: sáng tạo không phải chỉ là một sựlựa chọn, sắp xếp, mà bản thân ngôn từ đã là một sáng tạo, nó không chỉ đóng vai trò thừahành sự sai bảo của lí trí, mà chính nó đã là một thế giới có giá trị tự thân, nó không chỉ làphương tiện của thơ mà còn là chính bản thân thơ. Liên tưởng là đặc trưng của thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung, nhưng ở đây có nétmới cần lưu ý. Thông thường ta hay nói về hai dạng liên tưởng phổ biến: liên tưởng tươngđồng (hai vật thể có cùng hoặc gần về bản chất) và liên tưởng tiếp cận (từ vật thể này dichuyển sự chú ý đến một hoặc nhiều vật thể khác trong một văn cảnh rộng lớn hơn). Đó lànhững dạng liên tưởng thuộc phạm vi lí trí và tri thức thường nghiệm. Với thơ mới, trongnhiều trường hợp (như những ví dụ thơ đã nêu), những dạng liên tưởng ấy có lẽ chưa đủ, vìthơ càng ngày càng có xu hướng vươn đến diễn đạt tinh thần bên trong, cái bí ẩn, chưa biết,nó cần những dạng liên tưởng khác tự do, linh động và bất định hơn. Theo đó, cũng bắt đầutừ một vật thể xuất phát, nhưng mạch liên tưởng không chỉ bó hẹp trong phạm vi cái tươngđồng hay tiếp cận, mà thường dẫn dắt trí tưởng tượng của nhà thơ đi đến những hình ảnhhoặc ý tưởng hết sức xa lạ với ý nghĩa ban đầu, vượt ra khỏi thói quen kinh nghiệm và nhậnthức thông thường. Những liên tưởng ấy phụ thuộc vào ý thức tìm kiếm giá trị tinh thần bêntrong và cũng phụ thuộc vào năng lực trực giác của nhà thơ. Nhờ liên tưởng tự do và có tínhbất định ấy, người đọc được dẫn dắt trải nghiệm những trạng thái cảm giác khác nhau đầyngạc nhiên với những cảm nhận mới mẻ, thú vị, những điều mà thơ nghiêng về tư duy luận líkhông thể có được. Những liên tưởng bất định trong sáng tạo ngôn từ của các nhà thơ mớithực sự đã góp phần nới rộng tầm nhìn và nêu lên cách nhìn mới về thế giới với tất cả sựuyển chuyển, linh động cùng chiều sâu thăm thẳm của nó. 2.3. Hiện tượng phi trật tự tuyến tính. Đặc điểm ngôn từ của thơ mới còn thể hiện ở tính lỏng lẻo và xu hướng phá vỡ cấutrúc ngữ pháp thông thường. Đặc điểm này thực ra không phải là phổ biến trong thơ mớinhưng đó là hiện tượng hoàn toà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: