Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 398.60 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX trong nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, thuật ngữ hiện đại hóa dần trở nên phổ biến với ý nghĩa canh tân, đổi mới theo hướng Âu hóa và trở thành vấn đề tư
tưởng triết học, một động lực quan trọng của sự chuyển biến văn hóa - xã hội. Tuy vậy, thuật ngữ này chưa phản ánh hết mức độ sâu sắc và rộng lớn của thuật ngữ tính hiện đại, một trong những khái niệm có vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của nhân loại “thời hiện đại”, nhất là trong các xã hội Âu - Mỹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học Đỗ Quang Hưng1 Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: vnnquanghung@yahoo.com 1 Nhận ngày 4 tháng 11 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 8 tháng 12 năm 2016. Tóm tắt: Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX trong nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, thuật ngữ hiện đại hóa dần trở nên phổ biến với ý nghĩa canh tân, đổi mới theo hướng Âu hóa và trở thành vấn đề tư tưởng triết học, một động lực quan trọng của sự chuyển biến văn hóa - xã hội. Tuy vậy, thuật ngữ này chưa phản ánh hết mức độ sâu sắc và rộng lớn của thuật ngữ tính hiện đại, một trong những khái niệm có vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của nhân loại “thời hiện đại”, nhất là trong các xã hội Âu - Mỹ. Từ khóa: Tính hiện đại, hiện đại hóa, hậu hiện đại. Abstract: In Vietnam, since the early 20th century, in various social and cultural fields, the term “modernisation” has been more and more popular with the meaning of renovation towards Europeanisation. It has also become an issue of philosophical ideology, and an important motive of socio-cultural transformation. However, the term does not reflect fully the depth and breadth of the term “modernity”, one of the concepts located at the centre of thinking and actions of the “modern” mankind, especially in European and American societies. Keywords: Modernity, modernisation, post-modern. 1. Mở đầu Tính hiện đại là một trong những khái niệm có vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của nhân loại nhiều thế kỷ nay. Ý tưởng về tính hiện đại dường như được bắt đầu từ chỗ: con người khi đã phát triển đến một trình độ cao thường đòi hỏi có một sự tương ứng giữa sản xuất, lao động và trí tuệ, khoa học, công nghệ hay quản lý phù hợp. Thậm chí, cách tổ chức xã hội cũng phải được tổ chức quy củ bằng luật pháp và mỗi cá nhân cũng có xu hướng tự giải thoát khỏi những ràng buộc tự nhiên và xã hội để khẳng định vai trò của lý trí. Thậm chí, những khái niệm tự do và hạnh phúc cá nhân cũng đòi hỏi sự thỏa mãn của những nhu cầu duy lý. Uy quyền lý trí hợp pháp gắn với nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản trong việc xây dựng xã hội hiện đại mặc dù không đủ để chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa xã hội có liên hệ chặt chẽ với nhau bằng sức mạnh của lý trí, nhưng nó cũng đã trở thành một động lực của xã hội hiện đại. Với sự xuất hiện của khái niệm tính hiện đại, thời đại của các xã hội Châu Âu từ thế kỷ XVI đã được gọi là “thời hiện đại”; thời đó những chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt là triết học đã làm thay 21 Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (110) - 2017 đổi đời sống vật chất, tinh thần của họ một cách căn bản. Về mặt tư tưởng, khi Châu Âu bước vào thời kỳ Khai sáng từ thế kỷ XVIII thì khái niệm tính hiện đại thực sự hình thành với hai yếu tố cốt lõi: cái duy lý được đề cao và cá nhân được giải phóng trở thành hệ giá trị, góp phần quyết định hình thành nền văn minh Châu Âu hiện đại. Đây cũng là lúc ánh sáng của lý trí đã thúc đẩy sự ra đời của hệ tư tưởng của Chủ nghĩa hiện đại phương Tây tương ứng với một xã hội thế tục thoát khỏi mô hình một xã hội “nước trần gian” của Kinh thánh. Khái niệm tính hiện đại dần dần được khẳng định thêm những yếu tính. Nói cách khác, tính hiện đại không phải chỉ là một sự biến đổi đơn thuần của một chuỗi sự kiện nối nhau mà còn là sự lan truyền những sản phẩm của hoạt động lý trí, khoa học, công nghệ, quản lý. Nó bao hàm một sự phân hóa và biến đổi ngày càng tăng trong đời sống xã hội của các yếu tố chính trị, kinh tế, đời sống gia đình và tôn giáo, trong đó tính duy lý đã trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động và loại trừ mọi kiểu hoạt động không phù hợp. Thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tư duy của loài người về tính hiện đại đã trở nên thực sự rõ nét. Max Weber (1864-1920) đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về tính hiện đại bằng cách trí tuệ hóa nó, đoạn tuyệt với truyền thống mục đích luận tôn giáo, để đồng nhất tính hiện đại với sự duy lý hóa. Ý tưởng của Max Weber, cũng giống như ý tưởng của những người đi trước như Comte, Hegel, và cả Marx, đó là sự thay thế tôn giáo vốn ở vị trí trung tâm bằng lý trí và khoa học, yếu tố tín ngưỡng tôn giáo chỉ còn vị trí trong đời sống cá nhân riêng tư. Tất nhiên, người ta cũng không đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần ứng dụng khoa học vào công nghệ là đã có xã hội hiện đại. Đó là vì, 22 vị trí của trí tuệ, duy lý còn phải được đảm bảo trước những áp lực của chính trị hay tín ngưỡng tôn giáo; tính phi cá nhân của luật pháp phải bảo vệ được quyền con người và không thể biến nó thành công cụ của quyền lực cá nhân; đời sống công cộng và đời sống riêng tư phải được tách biệt… Từ khía cạnh của triết học xã hội và triết học về con người bài viết này phân tích nhận thức và lịch sử diễn biến của tính hiện đại; sự khủng hoảng của nó và sự điều chỉnh khi chuyển qua giai đoạn hậu hiện đại cuối thế kỷ XX đầu XXI. 2. Lôgíc triết lý của tính hiện đại Trước hết, tính hiện đại phản ánh một cấu trúc xã hội mới của chủ n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học Đỗ Quang Hưng1 Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: vnnquanghung@yahoo.com 1 Nhận ngày 4 tháng 11 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 8 tháng 12 năm 2016. Tóm tắt: Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX trong nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, thuật ngữ hiện đại hóa dần trở nên phổ biến với ý nghĩa canh tân, đổi mới theo hướng Âu hóa và trở thành vấn đề tư tưởng triết học, một động lực quan trọng của sự chuyển biến văn hóa - xã hội. Tuy vậy, thuật ngữ này chưa phản ánh hết mức độ sâu sắc và rộng lớn của thuật ngữ tính hiện đại, một trong những khái niệm có vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của nhân loại “thời hiện đại”, nhất là trong các xã hội Âu - Mỹ. Từ khóa: Tính hiện đại, hiện đại hóa, hậu hiện đại. Abstract: In Vietnam, since the early 20th century, in various social and cultural fields, the term “modernisation” has been more and more popular with the meaning of renovation towards Europeanisation. It has also become an issue of philosophical ideology, and an important motive of socio-cultural transformation. However, the term does not reflect fully the depth and breadth of the term “modernity”, one of the concepts located at the centre of thinking and actions of the “modern” mankind, especially in European and American societies. Keywords: Modernity, modernisation, post-modern. 1. Mở đầu Tính hiện đại là một trong những khái niệm có vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của nhân loại nhiều thế kỷ nay. Ý tưởng về tính hiện đại dường như được bắt đầu từ chỗ: con người khi đã phát triển đến một trình độ cao thường đòi hỏi có một sự tương ứng giữa sản xuất, lao động và trí tuệ, khoa học, công nghệ hay quản lý phù hợp. Thậm chí, cách tổ chức xã hội cũng phải được tổ chức quy củ bằng luật pháp và mỗi cá nhân cũng có xu hướng tự giải thoát khỏi những ràng buộc tự nhiên và xã hội để khẳng định vai trò của lý trí. Thậm chí, những khái niệm tự do và hạnh phúc cá nhân cũng đòi hỏi sự thỏa mãn của những nhu cầu duy lý. Uy quyền lý trí hợp pháp gắn với nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản trong việc xây dựng xã hội hiện đại mặc dù không đủ để chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa xã hội có liên hệ chặt chẽ với nhau bằng sức mạnh của lý trí, nhưng nó cũng đã trở thành một động lực của xã hội hiện đại. Với sự xuất hiện của khái niệm tính hiện đại, thời đại của các xã hội Châu Âu từ thế kỷ XVI đã được gọi là “thời hiện đại”; thời đó những chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt là triết học đã làm thay 21 Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (110) - 2017 đổi đời sống vật chất, tinh thần của họ một cách căn bản. Về mặt tư tưởng, khi Châu Âu bước vào thời kỳ Khai sáng từ thế kỷ XVIII thì khái niệm tính hiện đại thực sự hình thành với hai yếu tố cốt lõi: cái duy lý được đề cao và cá nhân được giải phóng trở thành hệ giá trị, góp phần quyết định hình thành nền văn minh Châu Âu hiện đại. Đây cũng là lúc ánh sáng của lý trí đã thúc đẩy sự ra đời của hệ tư tưởng của Chủ nghĩa hiện đại phương Tây tương ứng với một xã hội thế tục thoát khỏi mô hình một xã hội “nước trần gian” của Kinh thánh. Khái niệm tính hiện đại dần dần được khẳng định thêm những yếu tính. Nói cách khác, tính hiện đại không phải chỉ là một sự biến đổi đơn thuần của một chuỗi sự kiện nối nhau mà còn là sự lan truyền những sản phẩm của hoạt động lý trí, khoa học, công nghệ, quản lý. Nó bao hàm một sự phân hóa và biến đổi ngày càng tăng trong đời sống xã hội của các yếu tố chính trị, kinh tế, đời sống gia đình và tôn giáo, trong đó tính duy lý đã trở thành động lực thúc đẩy mọi hoạt động và loại trừ mọi kiểu hoạt động không phù hợp. Thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tư duy của loài người về tính hiện đại đã trở nên thực sự rõ nét. Max Weber (1864-1920) đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về tính hiện đại bằng cách trí tuệ hóa nó, đoạn tuyệt với truyền thống mục đích luận tôn giáo, để đồng nhất tính hiện đại với sự duy lý hóa. Ý tưởng của Max Weber, cũng giống như ý tưởng của những người đi trước như Comte, Hegel, và cả Marx, đó là sự thay thế tôn giáo vốn ở vị trí trung tâm bằng lý trí và khoa học, yếu tố tín ngưỡng tôn giáo chỉ còn vị trí trong đời sống cá nhân riêng tư. Tất nhiên, người ta cũng không đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần ứng dụng khoa học vào công nghệ là đã có xã hội hiện đại. Đó là vì, 22 vị trí của trí tuệ, duy lý còn phải được đảm bảo trước những áp lực của chính trị hay tín ngưỡng tôn giáo; tính phi cá nhân của luật pháp phải bảo vệ được quyền con người và không thể biến nó thành công cụ của quyền lực cá nhân; đời sống công cộng và đời sống riêng tư phải được tách biệt… Từ khía cạnh của triết học xã hội và triết học về con người bài viết này phân tích nhận thức và lịch sử diễn biến của tính hiện đại; sự khủng hoảng của nó và sự điều chỉnh khi chuyển qua giai đoạn hậu hiện đại cuối thế kỷ XX đầu XXI. 2. Lôgíc triết lý của tính hiện đại Trước hết, tính hiện đại phản ánh một cấu trúc xã hội mới của chủ n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tính hiện đại nhìn từ khía cạnh triết học Tính hiện đại Khía cạnh triết học Hiện đại hóa Hậu hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 171 0 0 -
131 trang 130 0 0
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 102 0 0 -
Đề tài Khoa học công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam
28 trang 97 0 0 -
Phát huy vai trò của trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
3 trang 93 0 0 -
Tiểu luận: Ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị
18 trang 74 0 0 -
26 trang 70 0 0
-
TIỂU LUẬN: Nội dung cơ bản của của Đại hội đại biểu VI của Đảng
10 trang 66 0 0 -
29 trang 51 1 0
-
8 trang 43 0 0