Danh mục

Tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám mập ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 534.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều tra tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được thực hiện thông qua các cuộc tham vấn cộng đồng tại 6 tỉnh ven biển có nghề khai thác cá mập chính ở Việt Nam gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng số có 180 phương tiện của các loại nghề khai thác chủ yếu được điều tra và tham vấn trong năm 2010 và 2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám mập ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình ThuậnTạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 29 - 41TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NHÁM/MẬP Ở VÙNG BIỂNTỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN BÌNH THUẬNNGUYỄN VĂN LONG, VÕ SĨ TUẤNViện Hải dương học Nha TrangTóm tắt: Điều tra tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được thực hiện thôngqua các cuộc tham vấn cộng đồng tại 6 tỉnh ven biển có nghề khai thác cá mập chính ởViệt Nam gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.Tổng số có 180 phương tiện của các loại nghề khai thác chủ yếu được điều tra và thamvấn trong năm 2010 và 2011. Kết quả tham vấn cho thấy có khoảng 530 phương tiện đangtham gia khai thác cá nhám/mập, nhiều nhất là Bình Thuận (181 chiếc), Bình Định (140chiếc), Khánh Hòa (98 chiếc), Phú Yên (74 chiếc), Quảng Ngãi (32 chiếc) và Ninh Thuận(5 chiếc). Có 6 loại nghề khai thác cá nhám/mập (câu cá mập, câu cá ngừ, lưới cản, lướiba màng, lưới vây và lặn) hoạt động tại 3 ngư trường tập trung là khu vực ven bờ QuảngNgãi, Bình Định và Phú Yên, khu vực Bố Khám - Trường Sa - giàn khoan Vũng Tàu vàvùng nước giáp Malaysia, Brunei và Indonesia với mùa vụ khai thác từ tháng 2 - 10. Cótrên 13 loài cá nhám/mập được khai thác với năng suất trung bình của nghề câu cao nhất(0,53 tấn/ghe/tháng), tiếp đến là nghề lưới vây (0,50 tấn/ghe/tháng) và nghề câu cá ngừđại dương (0,18 tấn/ghe/tháng), trong đó ưu thế là cá nhám đuôi dài và cá nhám búa.Tổng sản lượng khai thác hiện nay ước đạt 1.130 tấn/năm, cao nhất là nghề câu cá mập(1.126 tấn/năm). Các địa phương có sản lượng cao là Bình Thuận (886 tấn/năm), BìnhĐịnh (201 tấn/năm) và Phú Yên (186 tấn/năm). Nhìn chung, có sự giảm mạnh số lượngphương tiện (giảm 16,7 - 85,8%), năng suất (giảm 14,4 - 83,8%) và sản lượng khai thác(giảm 58,4 - 99,4%) của từng loại nghề tại từng địa phương ở thời điểm hiện nay so với 10năm trước đây. Điều này phản ảnh thực trạng là nguồn lợi cá nhám/mập đã bị khai thácquá mức, đặc biệt ở vùng ven bờ.I. MỞ ĐẦUỞ Việt Nam, việc nghiên cứu cá nhám/mập được tiến hành trong những năm 1970 - 1980,tuy nhiên những kết quả này chủ yếu tập trung mô tả hình thái của một số loài trong các tàiliệu phân loại [1]. Gần đây, Viện Nghiên cứu Hải sản đã có thực hiện một số chuyến điều traliên quan đến cá nhám/mập trong khuôn khổ của dự án hợp tác với Trung tâm Phát triển nghềcá Đông Nam Á (SEAFDEC) giai đoạn 2003 - 2004 và của một số đề tài, dự án khác nhữngnăm sau đó. Trên cơ sở tập hợp các tư liệu từ các chuyến khảo sát nói trên, Nguyễn Long vàNguyễn Khắc Bát [2] đã thống kê được 16 loài cá nhám/mập phân bố trong vùng biển ViệtNam trong đó vịnh Bắc bộ có 8 loài, Đông Nam bộ có 11 loài và Tây Nam bộ có 8 loài.Nghiên cứu này bước đầu cũng cung cấp một số dẫn liệu về mùa vụ và sản lượng khai tháccủa các tàu câu cá mập cũng như một số thông tin liên quan đến tình hình buôn bán và sửdụng cá nhám/mập tại hai tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu trong giai đoạn 2003 - 2004.Mặc dù đã có một số nghiên cứu liên quan đến cá nhám/mập đã được tiến hành trongthời gian qua. Tuy nhiên, có thể nói rằng việc nghiên cứu đối tượng này ở vùng biển Việt29Nam còn rất sơ bộ và chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt các tư liệu thống kê liên quan đếntình hình khai thác và sử dụng nhóm nguồn lợi này. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài độclập cấp nhà nước về “Nghiên cứu cơ sở khoa học của hiện tượng cá dữ tấn công ngườitắm biển tại vùng biển ven bờ Quy Nhơn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa”, chúng tôiđã tiến hành điều tra và tham vấn cộng đồng ở những khu vực ven bờ từ Quảng Ngãi đếnBình Thuận nhằm góp phần cung cấp những thông tin cần thiết làm cơ sở phân tích, đánhgiá và định hướng khai thác và sử dụng bền vững nguồn lợi này trong thời gian sắp đến.II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPViệc điều tra và tham vấn về tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được tiếnhành tại các địa phương có nghề khai thác nhóm cá này tại 6 tỉnh ven biển gồm QuảngNgãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tại mỗi tỉnh, các cơquan chuyên ngành về quản lý thủy sản đã được tham vấn để xác định các địa phương đãvà đang tiến hành hoạt động khai thác cá nhám/mập. Sau đó, với sự hỗ trợ của các trạmkhai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đóng trên địa bàn hoặc chính quyền địa phương 5 10 ngư dân đại diện có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động khai thác cá nhám/mập thuộccác loại nghề khác nhau đã được mời để tiến hành tham vấn thu thập thông tin. Đối vớimột số địa phương có ít người khai thác, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tạitừng gia đình. Tổng số có 180 phiếu điều tra và tham vấn được thực hiện tại 20 thôn/xã/thịtrấn/thành phố của 6 tỉnh nói trên vào tháng 8/2010, tháng 2/2011 và tháng 8/2011, nhiềunhất là Phú Yên (5 xã - 50 người), tiếp đến là Bình Định (5 phường xã - 42 người), QuảngNgãi (26 người), Bình Thuận (22 người), Khánh Hòa và Ninh Thuận (mỗi tỉnh 20 người).Việc định tên của cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: