Danh mục

Tình hình nghiên cứu Phan Bội Châu ở nước ngoài những năm gần đây

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.14 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

6. Ở Nhật Bản Cũng như ở Trung Quốc, đất nước có mối quan hệ nhiều năm hoạt động của Phan Bội Châu và đã có nhiều học giả nghiên cứu về Phan Bội Châu, thì ở Nhật Bản, các nhà nghiên cứu Khoa học xã hội- Nhân văn của nước này cũng sớm có nhiều công trình giới thiệu về nhà chính khách, nhà yêu nước và cũng là nhà tư tưởng, nhà văn hóa Phan Bội Châu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình nghiên cứu Phan Bội Châu ở nước ngoài những năm gần đây Về tình hình nghiên cứuPhan Bội Châu ở nước ngoài những năm gần đây 6. Ở Nhật Bản Cũng như ở Trung Quốc, đất nước có mối quan hệ nhiều năm hoạt động của PhanBội Châu và đã có nhiều học giả nghiên cứu về Phan Bội Châu, thì ở Nhật Bản, các nhànghiên cứu Khoa học xã hội- Nhân văn của nước này cũng sớm có nhiều công trình giớithiệu về nhà chính khách, nhà yêu nước và cũng là nhà tư tưởng, nhà văn hóa Phan BộiChâu. Trên sách báo Nhật Bản 60 năm nay, chúng ta đã đọc thấy có rất nhiều luận văn,bài báo, tư liệu văn sử... về Phan Bội Châu của nhiều tác giả người Nhật. Họ là các nhànghiên cứu về văn, về sử, về chính trị, v.v... là những giáo sư có tên tuổi của ba thếhệ đã nghiên cứu về Việt Nam và Phan Bội Châu. Mảng thông tin này thật phong phú,khó mà tóm lược được đầy đủ. Chúng tôi xin mượn đoạn lược thuật sau đây của GS.TS.Shiraishi Masaya, một nhà “Việt Nam học” đồng thời là một nhà “Phan Bội châu học”của Nhật Bản, vừa qua có nhiều dịp sang Việt Nam trao đổi khoa học đã trình bày tạiViện Sử học về đề tài Phan Bội Châu ở Nhật Bản. Xin dẫn nguyên văn: “Tôi xin trìnhbày về thực trạng nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản đặc biệt là những hoạt độngnghiên cứu về Cụ Phan Bội Châu và Phong trào Đông du và lịch sử quan hệ giữa hainước Nhật Bản và Việt Nam thời cận đại. - Những năm đầu sau khi chiến tranh Thái Bình Dương kết thúc, người Nhậtkhông có điều kiện tiếp tục nghiên cứu về tình hình nước ngoài, tại vì đời sống khókhăn, tài chính thiếu thốn và không có chủ quyền độc lập, ngoại giao với các nước khác.Cho tới những năm 1960, một số nhà nghiên cứu mới bắt đầu nói đến những vấn đề liênquan tới Phan Bội Châu và tới Phong trào Đông du. Trong số những tác phẩm trong thờikỳ này, cuốn sách quan trọng nhất là cuốn do các GS. Nagaoka Shinjiro và KawamotoKuniê biên soạn. Trong đó gồm có một số tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch sangtiếng Nhật và một số bài giải thích của hai tác giả đó... Cũng trong thời gian này, GS. Tanigawa Yochihiko cũng trình bày về những hoạtđộng của Phan Bội Châu. Ông Tanigawa căn cứ vào dịch văn tiếng Trung Quốccuốn Lịch sử Việt Nam của ông Trần Huy Liệu và đánh giá vai trò lịch sử của Phan BộiChâu theo ý kiến của giới sử học miền Bắc Việt Nam hồi đó. Ông Tanigawa là nhànghiên cứu lịch sử cận đại Đông Nam Á. Ông Torado là một nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc cũng có viết mộtluận văn và sự liên hệ giữa nhóm Phan Bội Châu và nhóm Trung Quốc có khuynhhướng vô chính phủ ở Nhật Bản. - Trong những năm 1970, nhóm nghiên cứu Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, bắtđầu phát biểu một số bài trên các tạp chí khoa học. Trong số những người đó có chịSakai Izumi và tôi (Shiraishi Masaya). Chị Sakai căn cứ vào những tài liệu của miền Bắc, đánh giá rằng mặc dầu PhanBội Châu là một người lãnh đạo hoạt động giải phóng dân tộc và đoàn kết dân tộc,nhưng Phan Bội Châu không có quan điểm rõ rệt sâu sắc về chủ nghĩa phản đế (?) vàvấn đề liên minh công nông. Còn tôi (Shiraishi) thì tôi cho rằng những sách báo, tài liệu của miền Bắc và sáchbáo của cả miền Nam cũng như những tài liệu sưu tầm được ở Nhật Bản, những sáchbáo liên quan đến Phan Bội Châu có được từ Mỹ, từ Pháp... Tôi bắt đầu đi sâu nghiêncứu và lần lượt phát biểu một số luận văn về tư tưởng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,Huỳnh Thúc Kháng. Đồng thời, tôi cũng cố gắng tìm hiểu kỹ hơn hoàn cảnh xã hội, kinhtế, chính trị chung quanh những hoạt động của thế hệ Phan Bội Châu. - Những năm cuối 1970 và những năm đầu 1980, GS. Gotokiupei đã viết mộtcuốn sách phê bình xu hướng chủ nghĩa châu Á trong một cuốn sách khác viết về lịch sửquan hệ Nhật - Việt thời cận đại. Một số người Nhật khác cũng tìm ra một số tài liệu quý về các ông AssabaSakitaro và Kashiwabara Buntaro là hai người Nhật đã từng giúp đỡ Phan Bội Châu vàPhong trào Đông du. Riêng tôi thì tôi tiếp tục phát biểu khoảng hơn 20 bài nghiên cứu liên quan đếnvấn đề Phan Bội Châu và Phong trào Đông du. Căn cứ vào những tài liệu bằng chữ Hán,chữ Việt, Nhật, Pháp và Anh... tôi đã trình bày nhiều phương diện của hoạt động PhanBội Châu và Phong trào Đông du, gồm có tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, nhậnđịnh đánh giá vai trò của Phan Bội Châu và của Phong trào Đông du trong lịch sử dântộc Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhật Bản vàthực dân Pháp, sự liên kết giữa người Việt Nam, Trung Quốc và những chí sĩ các nướcchâu Á khác lưu trú và hoạt động tại Nhật Bản hồi đó, v.v... Và tháng 7 năm nay (1991),tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Quốc gia về đề tài “Phan Bội Châu và Phongtrào Đông du” trên cơ sở tập hợp, bổ sung thêm và khái quát từ những bài tôi đã viết vàphát biểu từ trước” (Trích từ Báo cáo Tình hình nghiên cứu Việt Nam và nghiên cứuPhan Bội Châu tại Nhật Bản của GS.TS. Shirashi Masaya tại Viện Sử học ngày 24-12-1991). ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: