Danh mục

Tình hình tận dụng phế phẩm từ cây điều trong ngành công nghiệp sản xuất hạt điều

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.64 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale Linn là loại cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao ở Viêt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới. Bài viết trình bày tình hình tận dụng phế phẩm từ cây điều trong ngành công nghiệp sản xuất hạt điều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình tận dụng phế phẩm từ cây điều trong ngành công nghiệp sản xuất hạt điều TÌNH HÌNH TẬN DỤNG PHẾ PHẨM TỪ CÂY ĐIỀU TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU Nguyễn Thị Cẩm Mi và Hồ Thị Hồng Thi* (*) Viện Khoa học Ứng Dụng HUTECH, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Mai TÓM TẮT Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale Linn là loại cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao ở Viêt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất hạt điều mang lại giá trị kinh tế cao nhưng bên cạnh đó cũng thải ra môi trường một lượng lớn phế liệu và đây chính là nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất kết dính, dược phẩm, thuốc trừ sâu, nhựa, cao su,..... Trái điều cùng với vỏ hạt điều là các phế liệu từ ngành sản xuất điều đang từng bước tạo ra vị thế riêng cho mình từ đó góp phần nâng cao giá trí của cây điều. Từ khóa: cây điều, ngành công nghiệp sản xuất hạt điều, phế phẩm từ trái điều 2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÈ CÂY ĐIỀU Điều hay còn được gọi là Đào lộn hột, tên tiếng Anh là Cashew và tên khoa học là Anacardium occidentale Linn. Điều là cây nhiệt đới, thường xanh quanh năm, thân cây thường cao từ 5-10 m, lá đơn nguyên hình trứng tròn đều mọc so le cuống ngắn. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm, quả có hai phần phân biệt là quả giả và quả thật bên trong có nhân điều. Hình 1: Cây điều (Anacardium occidentale Linn) Cây điều có nguồn gốc từ Đông Bắc Nam Phi (Brasil), Đông Nam Venezuela sau đó được phân bố rộng rãi khắp thế giới nhờ các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vào những năm 1500. Nhiều năm trở lại đây cây điều được biết đến là cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta. Ở Việt Nam, cây điều du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, sau đó được chọn là loại cây công nghiệp đa mục đích, phủ xanh đất trống đồi trọc và 427 được trồng rộng rãi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ như: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,… Tổng diện tích cây điều của Việt Nam năm 2021 đạt 297.000 ha, bằng 99,7 % so với năm 2020. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến quý I/2021 xuất khẩu hạt điều ước đạt 108 nghìn tấn. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm ngành công nghiệp sản xuất hạt điều của Việt Nam đã thải bỏ ra môi trường một lượng lớn phụ phế phẩm như (trái điều, vỏ hạt điều, lá điều, vỏ thân cây điều,…). Ví dụ như khoảng 85% lượng trái điều được thải bỏ sau thu hoạch hằng năm tức khoảng 1 triệu tấn. Tất cả chúng đang được tận dụng để nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ PHẾ LIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU Với nhu cầu ngày càng cao của thế giới về hạt điều kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hạt điều. Sự phát triển này đã vô tình thải bỏ ra môi trường nhiều loại phế liệu, đây là một nguồn nguyên liệu để tạo ra đa dạng các loại sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau như: thực phẩm, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, chất chống mối, thuốc diệt ấu trùng, dược phẩm, chất kết dính, nhựa,… Thực phẩm Với nhiều chất khác nhau như vitamin, khoáng, chất xơ,… phế liệu từ ngành công nghiệp sản xuất hạt điều đã được ứng dụng tạo ra các sản phẩm như bảng 1: Bảng 1: Ứng dụng phế liệu ngành sản xuất hạt điều trong thực phẩm. STT Nguyên liệu Phương pháp Sản phẩm Tài liệu tham khảo 1 Dịch ép quả điều Lên men Rượu vang Trakul Prommajak, 2 Vỏ lụa hạt điều Lên men Enzyme tannase Noppol Leksawasdi, Nithiya Rattanapanone, 3 Quả thịt điều Gia nhiệt, lên men Pectin 2014 4 Bã thịt điều sau ép Lên men Enzyme tannase Chất lỏng vỏ hạt Dẫn xuất Cardanol, Chất màu thực phẩm 5 Araújo et al., 2011 điều phenolic (E102, E110,…) 6 Quả thịt điều Hấp phụ và kết tinh Glucose và fructose 428 Thuốc nhuộm Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo việc chiết xuất chất tạo màu hoặc thuốc nhuộm từ các bộ phận của cây điều như vỏ lụa, quả điều và chất lỏng từ vỏ hạt điều (CNSL) (Balgude và Sabnis, 2014; Patil và cộng sự, 2015; Muhammadu và cộng sự, 2017). CNSL và các dẫn xuất của nó là một nguyên liệu thô tuyệt vời để tạo màu và điều chế thuốc nhuộm. Cardanol là sự kết hợp của diamine và amin thơm được diazo hóa dẫn đến tổng hợp một số loại thuốc nhuộm mới. Thuốc nhuộm được tìm thấy là có thể hòa tan hiệu quả trong xăng và nhiều dung môi hữu cơ thông thường. Các thành phần thuốc nhuộm hoạt tính cũng được chuyển từ trái cây là naphthaquinone, anthraqinone và indigoid. M-toluidine và anilin được sử dụng để điều chế phenol dị vòng. Thuốc trừ sâu Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu tổng hợp làm ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng và các mối đe dọa đến môi trường, vì vậy việc sử dụng thuốc trừ sâu như CNSL là một giải pháp hiệu quả và hợp lý. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ CNSL có thể kiểm soát sâu bệnh hại cây trồng. Thành phần hoạt động của CNSL được báo cáo là có thể ức chế sự phát triển của sự xâm nhiễm gây ra côn trùng và dịch hại, do đó chúng thể hiện như thuốc trừ sâu sinh học. CNSL cho kết quả tương đương với dầu thực vật và hóa chất. Người ta ...

Tài liệu được xem nhiều: