Danh mục

Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỉ XIX

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.75 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trở lên trên là tình hình thơ văn chữ Hán đứng về số đông mà nói. Nhưng thời kì nửa sau của thế kỉ XIX, chính là thời kì đã xẩy ra nhân tố chính trị quan trọng vào bậc nhất, lung lay tận gốc rễ cơ cấu của toàn xã hội phong kiến Việt Nam: đó là nhân tố đế quốc Pháp dần dần xâm chiếm Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỉ XIX Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỉ XIX Trở lên trên là tình hình thơ văn chữ Hán đứng về số đông mà nói. Nhưng thời kìnửa sau của thế kỉ XIX, chính là thời kì đã xẩy ra nhân tố chính trị quan trọng vào bậcnhất, lung lay tận gốc rễ cơ cấu của toàn xã hội phong kiến Việt Nam: đó là nhân tố đếquốc Pháp dần dần xâm chiếm Việt Nam. Các nhà thơ chữ Hán thời kì này, dù muốnhay không, buộc lòng cũng phải chọn lấy một chỗ đứng nhất định, là chủ trương đầuhàng hay tán thành kháng chiến. Và chúng ta thấy ngọn lửa của phong trào nhân dânquật cường chống ngoại xâm đã hun đúc tim gan của một số nhà thơ phong kiến yêunước. Cuộc kháng chiến gian khổ và anh dũng của toàn dân đã thổi một luồng trángkhí vào văn học nói chung, trong đó có văn học chữ Hán nói riêng. Thể văn nghị luận chính trị trong sáng và chặt chẽ, mang nhiều tư tưởng duy tân,ra đời với những cây bút mới đã từng tiếp xúc với tư tưởng khoa học phương Tây, nhưbài biểu của Nguyễn Đức Hậu, những điều trần của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871)hay Thời vụ sách của Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895), v.v... N gay cả trong những bài sớ can gián vua, hoặc tr ình bày s ự cần thiết phải sửađổi đường lối chính trị trong nước, c ủa Thân Văn Nhiếp (1803 -1871), Phạm VănN ghị (1805-1880), Trần Bích San (1840-1877), Nguyễn Xuân Ôn (1825 -1889),v.v... c ũng bừng bừng tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Trong một bài sớ gửi Tự Đức năm 1866, Thân Văn Nhiếp viết: “Ở chốn tônnghiêm trong cung điện, nhà vua nên nghĩ tới nhà cửa của dân Nam Kỳ hiện đang bịgiặc đốt sạch; ngắm vẻ nguy nga lộng lẫy của lăng Vạn niên cơ, nên nghĩ tới mộ địa củadân Nam Kỳ bị giặc san bằng; nếm những thức ngon vật lạ trong nội đình, nên nhớ rằngsản vật Nam Kỳ ngày nay không còn gì nữa; nhìn thấy hạng người cùng khổ ở kinh kỳ,nên tưởng tới nhân dân miền Nam không biết nhờ cậy vào ai...”, v.v... Lại trong bài sớ gửi năm 1868 sau khi đã mất hết toàn cõi Nam Kỳ, cũng chínhThân Văn Nhiếp trực tiếp vạch tội Tự Đức càng gay gắt hơn nữa: “Đất nước bị chiếmđóng, giặc Thanh tung hoành khắp nơi. Nào lụt, nào hạn, nào gió, nào bão, đâu đâu cũngbáo hiệu tai ương; của hết, sức kiệt, dân không còn biết trông cậy vào đâu để sinh sống.Kinh kỳ dao động, biến loạn nổi lên, tình thế nguy cấp thật quá sức tưởng tượng. Thế màgần đây công việc kiến trúc, hoang xa vô độ vẫn tiếp tục tiến hành. Vạn niên cơ so vớilăng Thiên thọ lớn gấp mười lần. Sắt, ngói phải gửi mua từ Hạ Châu, giày hia phải gửimua từ Trung Quốc. Gấm, vóc, trà, rượu năm nào cũng phải đi mua; đàn, địch, tranh,ảnh năm nào cũng phải thanh toán... Lầu trong nội vừa làm xong, lầu ngoài sông lại bắtđầu xây dựng. Đương lúc trời hạn mất mùa, đói kém và cũng không hề dè dặt chút nào...Chúng tôi chỉ sợ một khi lòng người tan rã, thì dù có lầu cao, gác rộng cũng không ngồiyên mà hưởng thụ được. Bệ hạ có nước mà không biết yêu nước. Chúng tôi chưa từngdám tiếc cái chết, nên đã nhiều lần tâu lên mà không thấy bệ hạ sửa chữa cho...”, v.v... Được phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân tiếp sức, văn học chữ Hán cónhững khí sắc mới. Từ chỗ là món giải trí cho từng nhóm nhỏ người, những lúc họ gọi là“trà dư tửu hậu”, văn học dần dần trở thành công cụ tuyên truyền cổ vũ mọi người thamgia chống giặc cứu nước. Một chủ nghĩa nhân đạo mới được nhóm lên, bao gồm mộttinh thần yêu nước thắm thiết và một mối căm thù giặc sâu sắc. Văn học chữ Hán dầndần trở nên thiết thực và hiện thực. Có những sĩ phu yêu nước chân chính thời kì này vừa làm thơ, làm văn, vừa trực tiếpcầm gươm, lãnh đạo nhân dân chống giặc. Đó là Phan Văn Đạt, Đỗ Trình Thoại, NguyễnHữu Huân, Hồ Huân Nghiệp, Trần Thiện Chánh, Phạm Văn Nghị, Phan Đình Phùng,Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, v.v... Có người không có cơ hội hoặc điều kiện tham gia đấu tranh trực tiếp, đã dùngngòi bút của mình để ca ngợi cuộc kháng chiến, đề cao nghĩa cử anh hùng của các lãnhtụ nghĩa quân, và qua đó mà khích lệ, cổ vũ nhân dân tích cực chống giặc. Nếu khôngnhư thế nữa thì cũng dùng một bút pháp đã có ít nhiều nhân tố hiện thực để tố cáo sựthối nát của xã hội, sự ngột ngạt của chế độ, hoặc sự ươn hèn nhút nhát của bọn thốngtrị. Đó là Phạm Văn Nghị (1805-1880) với Nghĩa Trai thi văn tập, Nguyễn Văn Siêu(1799-1872) với Phương Đình thi văn loại, Nguyễn Thông (1827-1894) với Ngọa dusào thi văn tập, Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) với những bài thơ chữ Hán của ông,Miên Thẩm (1819-1870) với Thương Sơn thi tập, Trần Bích San (1840-1877) với MaiNham thi thảo, Hoàng Văn Hòe (1848-1885) với Hạc nhân tùng ngôn, v.v... Có một điều cần nói thêm là hệ thống ý thức chi phối phần lớn thơ văn của cảnhững người trên này, vẫn là hệ thống ý thức phong kiến. Đọc từ tác phẩm này đếntác phẩm khác, ta cứ bắt gặp tư tưởng tôn quân lảng vảng đi về như một thứ “conranh con lộn” chưa có thầy phù thủy cao tay ấn nào xua đuổi. Không kể hồi sau kinh thành thất thủ, vua Hà ...

Tài liệu được xem nhiều: