Danh mục

Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ những tiền đề tiếp nhận

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượng văn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh định cho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ những tiền đề tiếp nhậnTÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾTLỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪNHỮNG TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬNDương Thị Ánh Minh1Tóm tắt: Vận dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào nghiên cứu văn học khôngphải là vấn đề mới mẻ nhưng lại là hướng đi đầy tiềm năng, góp phần quan trọngtrong việc soi sáng đời sống văn học trên nhiều bình diện. Với tiểu thuyết lịch sử củaNguyễn Xuân Khánh, từ hiệu ứng dư luận và thực tiễn tiếp nhận phong phú, bằng cáinhìn khách quan và khoa học, bài viết sẽ lí giải quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sửcủa nhà văn này từ tiền đề văn bản (“kết cấu vẫy gọi”; “sự chuyển đổi chân trời” tiếpnhận) và tiền đề chủ thể tiếp nhận (“tầm đón đợi”; tâm thế, động cơ tiếp nhận). Quađó, bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượngvăn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh địnhcho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nóichung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng.Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Tiểu thuyết lịch sử, Mĩ học tiếp nhận, Chủ thểtiếp nhận, Thực tiễn tiếp nhận.1. Mở đầuTrong bức tranh đa diện của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới kể từ sau 1986,với bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa nổi tiếng: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn(2006), Đội gạo lên chùa (2011), Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến một cá tính nghệthuật độc đáo, trở thành một hiện tượng mới lạ trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sửđương đại. Khi đi vào khu vực của “những tranh luận trái chiều”, quá trình tiếp nhậntác phẩm ông đã tạo được hiệu ứng dư luận mạnh mẽ, một thực tiễn tiếp nhận phongphú và đa dạng với nhiều góc nhìn, khuynh hướng khác nhau. Nếu nói như H. R. Jauss,“lịch sử văn học thực chất là lịch sử của những cách đọc” thì Nguyễn Xuân Khánh quatác phẩm của ông đã tạo nên một lịch sử như thế, trước hết là cho chính mình.2. Nội dung2.1. Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìntừ văn bản2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - “Kết cấu vẫy gọi”1. CN, Phòng HC-TH, trường Đại học Quảng Nam76Dương THỊ Ánh MinhTheo W. Iser, “kết cấu vẫy gọi” là kết quả sáng tạo của tác giả, biểu hiện ở mứcđộ hấp dẫn, hứa hẹn hữu ích hàm chứa trong chỉnh thể văn bản; tác động trên mọiphương diện, cấp độ hình thức - nội dung văn bản tác phẩm, từ đó mời gọi giao tiếpthẩm mỹ, mời gọi người đọc, đồng thời định hướng và gợi ý quá trình tiếp nhận.Với Nguyễn Xuân Khánh, xuất phát từ ý thức cách tân và nắm bắt được nhu cầucủa người đọc, nhà văn đã mạnh dạn đổi mới quan niệm và tiếp nhận thể loại theo mộthệ thống mở. Sự thay đổi này đã tạo nên dấu ấn cá nhân rất riêng trên văn đàn và cũngđồng thời tạo nên nhiều kênh tiếp nhận khác nhau nơi người đọc, đánh dấu sức hấp dẫntrở lại của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Bên cạnh đó, trong bối cảnh sau đổi mới, nhucầu người đọc hôm nay đã khác trước rất nhiều. Muốn người đọc không ngừng say mê,tìm tòi các tầng nghĩa, bản thân các văn bản nghệ thuật phải tạo được những khoảngtrắng, những điều chưa nói hết để dẫn dụ người đọc tìm đến và say mê giải mã ý nghĩa.Có thể nói, với những đổi mới độc đáo về nội dung và nghệ thuật, cũng như đề cập tớinhiều vấn đề mang tính thời sự của cuộc sống đương đại, tác phẩm của Nguyễn XuânKhánh đã tạo ra một kết cấu vẫy gọi, hấp dẫn người đọc đào sâu trong quá trình tiếpnhận. Về phía người đọc, lối viết “mở” đó buộc họ phải tiếp nhận với một tâm thế mở,phải cùng tham gia vào thế giới của sự phiêu lưu và đưa ra những kiến giải, những khảthể cho chính mình. Điều này cho thấy lý thuyết tiếp nhận mà H. R. Jauss và W. Iser đềxướng, coi tác phẩm là kết quả của sự gặp gỡ giữa văn bản và người đọc được NguyễnXuân Khánh ứng dụng tài tình, tạo nên hiệu quả nghệ thuật to lớn.Nhìn nhận một cách khách quan, ta có thể khẳng định tác phẩm của NguyễnXuân Khánh là thành tựu nghệ thuật điển hình của một lối viết độc sáng. Trong thờiđại văn hóa được đề cao ở hầu hết mọi lĩnh vực như ngày nay, việc gắn lịch sử với vănhóa, diễn giải lịch sử dân tộc từ cái nhìn văn hóa là một lựa chọn đầy độc đáo của nhàvăn. Theo đó, nhà văn luôn ý thức dùng lịch sử như một phương tiện để phản ánh cácvấn đề hiện tại. Với ông, “bất cứ cuốn tiểu thuyết lịch sử nào cũng đều có ánh xạ củacuộc sống hiện tại”, và những vấn đề nó đặt ra “không chỉ đúng với lịch sử mà còn phảilà những vấn đề được người hiện tại quan tâm”. Tác phẩm của ông luôn có khả năngmở rộng biên độ phản ánh hiện thực bởi tính thời sự cập nhật của nó. Người đọc đếnvới tác phẩm của ông đã tìm được sự gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại, đọc được nhữngtrang ngụ ngôn của thời hiện đại.Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh không chỉxuất phát từ nội dung mà còn xuất phát từ nỗ lực vận dụng những cách tân nghệ thuậtmang lại hơi thở, diện mạo mới cho tiểu thuyết về đề tài lịch sử. Như ta biết, tác phẩmcách t ...

Tài liệu được xem nhiều: