Nằm bên bờ hồ Tây trên địa phận làng Hồ Khẩu thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội có một ngôi chùa với lịch sử lâu đời, đó là chùa Tĩnh Lâu và đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa số 1460 QĐ/BT ngày 26-6-1996.Theo văn bia cổ, ngôi chùa nằm trên một diện tích rộng lớn đến 10 công mẫu, sát mép nước hồ Tây. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì chùa Tĩnh Lâu có từ thời Lý. Trước đây chùa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tĩnh Lâu tự - Một nguyên mẫu về chùa cổ Việt Nam Tĩnh Lâu tự - Mộtnguyên mẫu về chùa cổ Việt NamNằm bên bờ hồ Tây trên địa phận làng Hồ Khẩu thuộc tổngTrung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, nay là phườngBưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội có một ngôi chùa vớilịch sử lâu đời, đó là chùa Tĩnh Lâu và đã được công nhận ditích lịch sử văn hóa số 1460 QĐ/BT ngày 26-6-1996.Theo văn bia cổ, ngôi chùa nằm trên một diện tích rộng lớnđến 10 công mẫu, sát mép nước hồ Tây. Theo các nhà nghiêncứu văn hóa thì chùa Tĩnh Lâu có từ thời Lý. Trước đây chùacó tên gọi là Thanh Lâu tự và có tên gọi nôm là chùa Sải, vềsau đến thời nhà Nguyễn thì đổi tên thành chùa Tĩnh Lâu.Chùa được dựng trong một khu vực có cảnh quan đẹp, phíatrước chùa là hồ Tây quanh năm dập dềnh sóng nước cùngvới chùa Trấn Quốc, đền Vệ Quốc, phủ Tây Hồ... tạo nênmột quần thể di tích văn hóa tuyệt đẹp của thủ đô nghìn nămvăn hiến. Tam quan chùa làm theo kiểu vòm cuốn với kiếntrúc hai tầng tám lá mái, được lợp ngói theo kiểu ngói ốnggiả vôi vữa tạo ra vẻ thanh thoát nhẹ nhàng. Khu chính điệncủa chùa được kết cấu theo kiểu chữ đinh, gồm năm gian tiềnđường và bốn gian hậu cung. Mái chùa lợp ngói mũi hài, bờnóc ở hai đầu kìm đắp hai dấu vuông, bờ dải phía dưới xâytheo kiểu tam cấp trên trang trí các hoa văn hình chữ triện.Phía trước chùa được mở đầu bằng hai cột đồng trụ xây nốiliền với tường hồi của gian tiền đường, trên đỉnh cột đồngđắp đôi nghê trong tư thế chầu nhằm thể hiện mục đích soixét tâm linh con người trước khi bước vào cửa thiền. Dướimỗi đôi nghê là mui luyện, lồng đèn và trên đó đều đắp cáchình trang trí như đầu rồng, hổ phù, hoa lá... Thân trụ đượctạo vuông các mặt để viết câu đối lên trên đó. Ba pho tượngTam thế trong chùa được tạo tác vừa phảigần với kích cỡ của người thật, trong tư thế ngồi kiết già trênđài sen ba lớp với khuôn mặt thon nhỏ, sống mũi thẳng,miệng hơi mỉm cười và đôi mắt khép hờ như đang nhìnxuống. Ngoài ra còn có 38 pho tượng lớn nhỏ khác, trong đóbộ tượng A Di Đà cao 1,34m là bộ tượng lớn nhất trong Phậtđiện. Tại cửa ra vào treo một quả chuông đồng được đúc vàonăm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799), trên chuông khắc dòng chữThanh Lâu thiền tự (nghĩa là chuông chùa Thanh Lâu). Trongchùa còn lưu giữ 15 tấm bia đá, khu vườn Tháp mộ cùngnhiều hoành phi, câu đối cổ đã khiến cho di tích chùa TĩnhLâu trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo hoàn chỉnhvà là một cấu trúc nguyên mẫu về chùa cổ Việt Nam. Đó làcông trình văn hóa quý giá của thủ đô, góp phần vào quátrình xây dựng, phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, pháthuy những giá trị to lớn đó cho muôn đời sau.Tuy nhiên, trong thời gian qua một phần đất của chùa TĩnhLâu đã bị một số cơ quan, đơn vị lấn chiếm sử dụng vào mụcđích khác làm không gian của ngôi chùa bị thu hẹp đi nhiều,đường dẫn vào chùa quá chật chội, cảnh quan thiếu đi sự cânđối, hài hòa. Đề nghị các cơ quan chức năng, bằng nhữnghành động thiết thực trả lại phần đất đã lấn chiếm của nhàchùa, trả lại vẻ đẹp vốn có của một công trình văn hóa ngótnghìn năm tuổi với tầm vóc gắn liền với lịch sử Hà Nội ngànnăm văn hiến.