Danh mục

Tính năng ISP Redundancy của TMG 2010 (P.1)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính năng ISP Redundancy của TMG 2010 (P.1)Một trong những tính năng đáng chú ý trong phiên bản TMG Firewall 2010 là khả năng cân bằng tải ISP. Nếu đã từng sử dụng ISA Firewall bạn có thể thấy rằng khả năng hỗ trợ cho cho nhiều ISP là một tínhnăng cần thiết kể từ khi ISA 2004 được phát hành. Và tính năng này sẽ được tích hợp trong phiên bản TMG Firewall 2010 sắp tới.Trong phần 1 của bài viết này chúng ta sẽ thực hiện cấu hình cho hệ thống ảo và các giao tiếp của TMG...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính năng ISP Redundancy của TMG 2010 (P.1) Tính năng ISP Redundancy của TMG 2010 (P.1)Một trong những tính năng đáng chú ý trong phiên bản TMG Firewall2010 là khả năng cân bằng tải ISP. Nếu đã từng sử dụng ISA Firewallbạn có thể thấy rằng khả năng hỗ trợ cho cho nhiều ISP là một tínhnăng cần thiết kể từ khi ISA 2004 được phát hành. Và tính năng này sẽđược tích hợp trong phiên bản TMG Firewall 2010 sắp tới.Trong phần 1 của bài viết này chúng ta sẽ thực hiện cấu hình cho hệ thốngảo và các giao tiếp của TMG Firewall.Trước khi tìm hiểu tính năng multi-ISP của TMG, chúng ta sẽ khái quát mộtsố điểm cơ bản của TMG Firewall:  Trong khi thuật ngữ được sử dụng cho tính năng này là hỗ trợ multi- ISP, để cho rõ ràng hơn chúng ta có thể gọi hỗ trợ này là dual ISP vì nó chỉ cho phép tối đa 2 ISP.  Sẽ phải có một mối quan hệ NAT giữa mạng đích và mạng nguồn, do đó nếu đang sử dụng một mối quan hệ định tuyến trên bất kì Protected Network nào của TMG Firewall thì chúng cũng không thể tận dụng được nhiều ISP.  Mỗi kết nối ISP cần kết nối tới một cổng nối mặc định trên một ID mạng khác nhau như ISP khác, cả hai cổng nối mặc định không thể tồn tại trên cùng một ID mạng (có nghĩa là những địa chỉ mạng ngoài trên TMG Firewall cũng không thể có cùng một ID mạng).  Không thể sử dụng DHCP để lấy địa chỉ của những giao tiếp ngoài, nếu đang sử dụng kết nối ISP kiểu người dùng tại nhà thì bạn không được hỗ trợ multi-ISP.  Bạn có thể lưu trữ cả hai kết nối ISP trên một hoặc hai NIC. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu hình gồm 2 NIC trong đó mỗi kết nối ISP được hiển thị bởi giao tiếp ngoài riêng.  Xử lý chuyển tải mạng cần được cài đặt bật (on) hoặc tắt (off) trên cả hai NIC, nếu một trong hai NIC này ở trạng thái mở và NIC còn lại ở trạng thái tắt thì xử lý chuyển tải sẽ bị tắt bỏ trên NIC đang bật.Sử dụng ISP trên Multi-ISPHỗ trợ Multi-ISP cho phép chúng ta sử dụng ISP theo một trong hai cáchsau:Failover only (Chỉ chuyển đổi trạng thái). Trong chế độ này một ISP sẽ luônđược sử dụng cho đến khi nó không còn sử dụng được nữa. Khi tình huốngnày xảy ra các kết nối sẽ được chuyển tiếp tới ISP phụ. Đây là một sự lựachọn đúng đắn khi sử dụng một liên kết tốc độ cao và một liên kết tốc độthấp, ngoài ra chúng ta sẽ không phải tiêu tốn chi phí cho băng thông rộngmà chỉ sử dụng đến khi cần thiết.Failover and load balancing (Chuyển tiếp và cân bằng tải). Trong chế độnày cả hai liên kết sẽ được sử dụng. Chúng ta có một tùy chọn để cài đặtdung lượng cho mỗi liên kết, do đó bạn sẽ không phải sử dụng đồng thời cảhai liên kết này. Nếu một trong hai liên kết thất bại mọi kết nối sẽ chuyểnsang liên kết đang trực tuyến.Hỗ trợ Multi-ISP cho môi trường ảoTiếp theo chúng ta sẽ thực hiện một số thao tác để môi trường ảo cũng nhậnđược hỗ trợ Multi-ISP. Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng VMWareWorkstation, ngoài ra bạn có thể sử dụng Windows Virtual PC, ESX Serverhay Microsoft Hyper-V. Không có quá nhiều sự khác biệt giữa các phầnmềm này vì chúng đều sử dụng những nguyên lý giống nhau.Trước tiên chúng ta sẽ bắt đầu với lược đồ mạng ảo cơ bản. Chúng ta sẽ sửdụng 4 mạng ảo hay phần chuyển đổi ảo, mỗi mạng thuộc về một phân đoạnphát tán Ethernet ảo hay vật lý khác nhau.  Bridged: Đây là mạng đang sử dụng trong hệ thống mạng của công ty. Những NIC ảo sẽ được kết nối tới mạng này, sẽ có một số địa chỉ IP hợp lệ trên mạng đang sử dụng và sử dụng mạng này để kết nối Internet.  VMNet3: Đây là một phần chuyển đổi ảo biểu trưng cho phân đoạn Ethernet thực hiện kết nối TMG Firewall tới ISP đầu tiên.  VMNet4: Đây là một phần chuyển đổi ảo đại diện cho phân đoạn Ethernet thực hiện kết nối TMG Firewall tới ISP thứ hai.  VMNet2: Đây là một phần chuyển đổi ảo đại diện cho phân đoạn Ethernet thực hiện kết nối TMG Firewall tới mạng Internet mặc định.Hình 1 hiển thị các VMNet và những thiết bị kết nối tới chúng:  RRAS1: Đây là một máy ảo Windows Server 2003 với dịch vụ RRAS được cấu hình như một máy chủ NAT. Giao tiếp ngoài của máy ảo này được kết nối Bridged Network, và giao tiếp nội bộ được kết nối tới VMNet3, thực hiện kết nối NIC trên TMG Firewall được sử dụng cho RRAS1 ISP tới máy chủ RRAS Windows 2003 NAT.  RRAS2: Đây là một máy ảo Windows Server 2003 với dịch vụ RRAS được cấu hình như một máy chủ NAT. Giao tiếp ngoài được được kết nối tới Bridged Network và giao tiếp nội bộ được được kết nối tới VMNet4, thực hiện kết nối NIC trên TMG Firewall được RRAS2 ISP sử dụng tới máy chủ RRAS Windows NAT.  TMG Firewall: TMG Firewall có ba NIC. Một kết nối tới VMNet3 (VMNet3 kết nối NIC này tới RRAS1 ISP), một kết nối tới VMNet4 (được kết nối tới RRAS2 ISP), và NIC còn l ...

Tài liệu được xem nhiều: