Danh mục

Tình nghĩa người dưng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.22 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rạch Bần Cò quanh co và hẹp. Vậy mà xuồng ghe không ngớt qua lại mỗi khi con nước lớn. Dọc theo con rạch hai bên là hai dãy bờ bao ngăn nước ngoằn ngoèo như hai con rắn đang bò. Nhà ông Sáu Đất nằm sát cái eo cong nhất của con rạch, tức là ngôi nhà nằm thoi loi ngay cái cùi trỏ của dãy bờ. Cửa trước nhà ông quay lên vườn mít, còn cửa sau quay xuống sát mé rạch Bần Cò. Ngôi nhà ông giông giống hình vuông, mỗi cạnh chừng bốn mét. Diện tích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình nghĩa người dưng Tình nghĩa người dưng TRUYỆN NGẮN CỦA DIỆP BẦN CÒRạch Bần Cò quanh co và hẹp. Vậy mà xuồng ghe không ngớt qua lại mỗi khi con nướclớn. Dọc theo con rạch hai bên là hai dãy bờ bao ngăn nước ngoằn ngoèo như hai con rắnđang bò. Nhà ông Sáu Đất nằm sát cái eo cong nhất của con rạch, tức là ngôi nhà nằmthoi loi ngay cái cùi trỏ của dãy bờ. Cửa trước nhà ông quay lên vườn mít, còn cửa sauquay xuống sát mé rạch Bần Cò. Ngôi nhà ông giông giống hình vuông, mỗi cạnh chừngbốn mét. Diện tích ngôi nhà chỉ lớn khoảng ấy mà sao ông Sáu cảm thấy “Ngôi nhà riếtrồi sao nó rộng quá xá rộng vậy hỏng biết!”. Mỗi ngày ông lấy tiếng xuồng, ghe chèo,bơi lùm cùm và tiếng máy xăng, máy dầu chạy tạch tạch, tành tành qua lại con rạch nàyđể làm vui.Quê gôc của ông Sáu Đất ở Bình Định, nơi mệnh danh là vùng đất Võ. “Ai về Bình Địnhmà coi / Con gái Bình Định múa roi, đi quyền”. Câu ca dao đó cũng là câu hò của ôngmỗi khi nhớ đến quê. Thuở nhỏ ông Sáu cũng được học đánh võ, múa roi. Lớn lên đếntuổi thanh niên ông đi theo tiếng gọi non sông ra chiến trường đánh giặc. Ngày ấy BìnhĐịnh biết bao phen bị gót giày đinh của giặc ngoại xâm giẫm bừa tan tốc. Cha mẹ, anhchị em ông bị giặc giết hết. Cả vợ mới cưới của ông cũng oằn oại ra đi trước họng súngcủa quân thù. Gia đình còn lại duy nhất có mình ông. Ông hận thấu xương quân xâm lượcvà quyết đuổi chúng đến cùng.Ông Sáu vượt Trường Sơnra Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau đó ông cùngđồng đội một lần nữa vượt Trường Sơn vào Nam để tiếp tục đuổi Mĩ. Ông bao phen chếtđi sống lại trước làn bom, mũi đạn của quân thù. Thân thể ông bấy nhừ thương tích. Rồiđại thắng Mùa Xuân năm 1975, đồng đội ông lần lượt về quê xưa. Còn ông không trở lạivùng đất Võ. Có người thắc mắc hỏi: “Sao ông không về quê”. Ông trả lời thậtbuồn:“Gia đình còn ai đâu mà về!” Ông trả lời như thế ngoài cửa miệng, nhưng thật chấttrong lòng ông cũng muốn về nơi chôn nhau cắt rốn. Đúng vậy, người Việt Nam nào khixa quê mà không muốn sớm quay về. Nhưng ông chưa về vì mấy mươi năm tham giađuổi Mỹ ở miền Nam này trong lòng ông đã gắn bó nhiều điều phải ở lại. Thứ nhất là ôngkhông thể bỏ cụ Tám Bột. Cụ Tám Bột là một cụ già neo đơn, không con, không cháu.Chỉ duy có ông Sáu Đất là người con nuôi. Ngày xưa vợ chồng cụ Tám Bột cũng là giađình nuôi chứa cán bộ kháng chiến. Trong những năm bình định ác liệt, ông Sáu Đất bịthương nặng và đã được vợ chồng cụ Tám Bột che chở, cứu giúp. Sau lần đó, ông SáuĐất đã nhận vợ chồng cụ Tám Bột làm cha mẹ nuôi. Cụ bà Tám Bột chết do một lần chechở cho con nuôi. Đêm đó, ông Sáu Đất về thăm cha nuôi bị bệnh. Không ngờ bị điềmtheo dõi và báo với lính ập tới nhà.Tên chỉ huy nạt nộ, hằm hừ hỏi:- Nghe nói ông bà có con trai làm Việt Cộng phải không?- Vợ chồng tui có con có cái gì đâu. Chắc mấy chú nghe nhằm rồi đó! – Cụ bà Tám Bộtbình tĩnh nói.- Không phải con ruột mà là con nuôi, nó tên là Sáu. Đúng không? Tôi mới thấy nó vềhồi nảy – tên chỉ huy khẳng định. Rồi hắn ra lệnh cho lính ập vào lục soát.Cụ bà quyết liệt ngăn cản chúng. Tên chỉ huy ác ôn móc súng bắn cụ bà chết tại chỗ. Cụông đang bệnh nằm trên giường kêu trời thống thiết.Nhưng bọn ác ôn khát máu không bắt được ông Sáu, vì ông đã xé vách buồng đi mất khichúng mới vừa ập đến.Cái ơn cái nghĩa lớn lao ấy làm sao ông Sáu Đất bỏ lại cụ Tám Bột một mình được.Lý do thứ hai làm cho ông Sáu chưa thể về quê xưa là vì ông xem vùng sông nước cù laoNam Bộ này như quê hương thứ hai của mình. Ông thương những con rạch ngoằn ngoèo,những cây cầu tre lắc lẽo bắc qua kênh. Ông thương dòng sông Hậu hiền hòa có nhữnggiề lục bình bông tim tím trôi thơ mộng. Ông thương những tiếng máy chạy, tiếng xuồngchèo, và ông thương, ông thương… Tất cả những thứ ấy ngấm vào người ông mấy mươinăm. Vì thế ông định ở lại vùng đất phù sa miền Tây Nam Bộ này cho tới khi nào cụ chanuôi qua đời. Nhưng ở đây dần dà ông gặp được bà Sáu.Sau khi cụ Tám Bột cưới vợ cho con được vài tháng thì cụ cũng qua đời. Ông Sáu Đấtthật buồn, nhớ lại ơn nghĩa của cha mẹ nuôi, dường như ông đã bị hụt hẫn. Nhưng ôngđược bà Sáu an ủi cũng dần dần nguôi ngoai. Bà sáu là một cô gái lỡ thời, kém ông tớichục tuổi. Bà tuy xấu mài xấu mặt nhưng tính tình thật thà, giỏi giang. Hai ông bà thươngnhau hết mực. “Chồng già vợ trẻ là tiên” mà! Vậy mà ông bà sống chung với nhaukhông được ba năm, thì bà Sáu đột ngột qua đời vì một cơn bạo bệnh. Thiên hạ đồn rằngtuổi ông sát vợ nên chung sống với người vợ nào thì người đó mau chết. Ông không tin,vì một người vợ trước bị giặc giã mà chết, còn người vợ này do bệnh hiểm nghèo mà rađi. Hai người đều có lí do chính đáng để bỏ ông cả. Nhưng không biết ai đã sáng tác racuốn tử vi oái oăm ấy làm cho không ít người tin nên không có người phụ nữ nào dám lấyông nữa. Từ đó ông ở vậy giữ mộ vợ luôn.Đối với quân thù, ông Sáu kiên định, gan dạ, không lùi nửa bước. Nhưng với bà ...

Tài liệu được xem nhiều: