Danh mục

Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _2

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.64 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, thuật chiêm tinh không còn xa lạ với người hiện đại và trong thực tế người ta đã có nhiều lý giải về những hiện tượng khoa học này nhưng ở thời trung đại, khi khoa học chưa phát triển thì chuyện xem thiên văn để đoán định sự việc là một việc làm bình thường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _2 Tính nguyên hợp của thểloại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Ngày nay, thuật chiêm tinh không còn xa lạ với người hiện đại và trong thực tế ngườita đã có nhiều lý giải về những hiện tượng khoa học này nhưng ở thời trung đại, khi khoahọc chưa phát triển thì chuyện xem thiên văn để đoán định sự việc là một việc làm bìnhthường. Trong triều đình bao giờ cũng có một vị quan chuyên coi sóc việc xem thiên văn,trả lời cho vua biết ý nghĩa các hiện tượng thiên nhiên. Những bậc học hành đỗ đạt cao hoặccó trình độ học vấn uyên thâm đều là những người giỏi về thuật chiêm tinh, độn số. Khôngchỉ đưa ra những hiện tượng tự nhiên đặc biệt để lý giải các hiện tượng xã hội, các tác giảcòn dựa trên những lời sấm truyền, ngạn ngữ trong dân gian để mở đường cho sự xuất hiệncủa nhân vật hoặc sự kiện và coi đó như một lẽ tất nhiên. Khi nói đến sự khởi nghiệp củaanh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ: Thầy học của Nhạc là Giáo Hiến, con TrươngVăn Hạn, nói riêng với Nhạc rằng: - Lời sấm ngữ có câu: Tây khởi nghĩa, Bắc thu công.Ông là người ấp Tây Sơn nên gắng lên...(11). Trong tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí cónhiều chi tiết kể về sự ly kỳ xảy ra với đối với Thế Tổ của nhà Nguyễn, chuyện nhờ có bacon cá sấu chặn thuyền mà tránh bị quân Tây Sơn phục kích hoặc một bầy rắn đội thuyềngiúp Thế Tổ giữa đêm trên biển, cá sấu hộ vệ trên sông Đăng Giang hay chi tiết Phò mãTrương Văn Đa bao vây đảo Côn Lôn tất cả đến ba vòng chiến thuyền. Bỗng gió mưa nổilên, giữa ban ngày trời đất tối sầm, sóng triều ầm ầm dâng đổ, thuyền quân Tây Sơn đắmdạt rất nhiều. Ngay cả khi nguy cấp giữa biển khơi, hết nước ngọt dự trữ mà chỉ cầnngước nhìn trời thầm khấn: - Nếu tôi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh chongười trên chiếc thuyền này. Vừa dứt lời thì gió ngừng sóng lặng, rồi một dòng nước trongvọt lên, Thế Tổ nếm thử thấy vị nước ngọt. Quân sĩ trên thuyền thỏa sức uống đến lúc hếtkhát. Thế Tổ sai hứng đầy bốn năm chum dự trữ, sau đó nước biển lại mặn như cũ...(12).Đều là những chuyện không thể tin nổi. Đây chỉ là cách tác giả muốn khẳng định trời đấtngầm giúp Thế Tổ đạt được ngôi báu. Nhận xét về vấn đề này, tác giả Trần Đình Hượu chorằng: Vua giành được thiên hạ bằng quân sự, bằng bạo lực. Vũ vương đánh Trụ bằng quânsự, Tần thắng các nước khác bằng quân sự, Hán cũng vậy. Nhưng khi đánh được các nướcrồi người ta lại tuyên bố là mệnh trời, đó là do trời lựa chọn. Cho nên, mệnh trời là lá cờ tôngiáo của Hoàng đế(13). Ngôi hoàng đế giành được tất nhiên phải bằng sức mạnh quân sự(bạo lực), nhưng giải thích bằng tôn giáo là thiên mệnh(14). Nếu những thành công của conngười đạt được thực sự do có sự giúp sức của các thế lực siêu nhiên hoặc do sự sắp đặt củatự nhiên, là sự thuận theo thiên mệnh thì sự tài giỏi của các bậc đế vương còn có gì đáng kể.Sự ca ngợi của các tác giả về công lao nhất thống, trung hưng, phò tá của các bậc minhChúa, hiền Vương, Thế Tổ hẳn là chẳng còn bao nhiêu giá trị. Vì vậy, chỉ có thể coi đây lànhững lý giải theo thuyết thiên mệnh để thu phục lòng người, khi nhận thức của số đôngdân chúng còn nhiều hạn chế. 4. Tư tưởng tôn phò chính thống - ngọn cờ tôn giáo Tư tưởng Nho giáo về thuyết thiên mệnh, thuyết phong thủy... chiếm một phần lớntrong những quan niệm các hiện tượng xã hội được trình bày trong tiểu thuyết chương hồichữ Hán Việt Nam. Đây chính là ngọn cờ chính trị mang màu sắc tôn giáo được các bậcđế vương vận dụng trong việc lý giải các sự kiện chính trị, xã hội. Một trong những nộidung quan trọng được phản ánh trong thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam làtư tưởng tôn phò chính thống. Trong hai tác phẩm: Tây Dương Gia Tô bí lục và TrùngQuang tâm sử có nội dung không liên quan gì đến nhà Lê, năm tác phẩm còn lại là HoanChâu ký, Việt Lam xuân thu, Hoàng Việt long hưng chí, Nam triều công nghiệp diễnchí, Hoàng Lê nhất thống chí đều có chung một chủ đề xoay quanh lịch sử của nhà Lê vàhầu như các lực lượng chính trị đều muốn giương cao khẩu hiệu Phù Lê diệt Trịnh hoặcPhù Trần diệt Hồ như một ngọn cờ tiên phong. Trong lịch sử các triều đại phong kiến, cáctriều đại được nối tiếp nhau theo kiểu cha truyền con nối. Với những triều đại vững mạnh,các đời nối tiếp một mạch, không bị ngắt quãng bằng dòng chính thống, kể cả những ngườithừa kế ngai vàng còn rất ít tuổi (vì thực quyền có khi nằm trong tay người khác). Lịch sửđất nước cho thấy, không phải lúc nào vấn đề này cũng được giải quyết một cách êm thấm.Có những triều đại với nhiều lý do đã không còn đủ sức cai quản đất nước hoặc tỏ ra bấtlực, sa đọa, có nhiều chính sách hà khắc, bất đồng quyền lợi với đa số nhân dân thì lập tứcxuất hiện một lực lượng mới thay thế. Nhưng do bản chất tham quyền cố vị, bảo thủ, nhữnghậu duệ của triều đại ấy hoặc lòng luyến tiếc của nhân dân về một thời hoàng kim của triềuđại vừa qua, lại sẵn sàng đứng lên trung hưng dòng chính thống. Bàn về vấ ...

Tài liệu được xem nhiều: