Danh mục

Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam trung đại. Trong đótính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _3 Tính nguyên hợp của thểloại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản của củavăn học Việt Nam trung đại. Trong đótính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân), một dấuhiệu cho thấy qui luật hỗn hợp vốn là một đặc trưng của văn hóa trung đại nói chung, phảnánh tình trạng chưa có sự phân chia rạch ròi giữa các ngành, bộ phận trong khoa học xãhội. Với sự chuyên biệt hóa cao độ, ngày nay chúng ta có sự phân biệt trong tư duy sángtác, giữa tư duy luận lý và tư duy hình tượng, nên không còn hiện tượng ba trong một nhưtrong một số thể loại văn học trung đại. Tìm hiểu tính nguyên hợp của tiểu thuyết chươnghồi chữ Hán Việt Nam nhằm khẳng định một đặc trưng của thể loại tồn tại bên cạnh nhữngđặc trưng nổi bật khác, đồng thời củng cố thêm nhận thức trong nghiên cứu cũng nhưthưởng thức lâu nay. Việc xác định một cách rõ ràng bút pháp của tác phẩmlà văn hay sử thật không dễ dàng, bởi vì bản thân tác phẩm được sinh ra trong một môitrường văn hóa nguyên hợp nên việc nhận thức chúng cũng phải được đặt trong tư duynguyên hợp. Nếu quan niệm tên gọi phản ánh đặc trưng thể loại tác phẩm, chúng ta sẽ có cách giảithích đơn giản về các tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam. Trong số những tác phẩmđược chọn, chúng tôi thấy thường có các chữ chí, ký, diễn chí... Diễn chí thực chấtlà lối diễn sử, giảng sử giống kiểu diễn nghĩa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Cáchđặt tên tác phẩm đã thể hiện rõ tính thể loại, bởi chí, lục đều liên quan tới lịch sử, đếnviệc chép sử và đều được sử dụng để đặt tên cho tác phẩm văn học. Tính nguyên hợp trongvăn học càng về sau càng nhạt dần đi. Tuy nhiên, cho mãi tới những năm đầu thế kỷ XXdấu vết bất phân vẫn còn quan sát được rất rõ ở hàng loạt tác giả và tác phẩm. Khi tìmhiểu văn học trung đại, của Việt Nam cũng như của thế giới, cần phải tính đến đặc điểmnày. Theo Trần Ngọc Vương: Ở Trung Quốc từ rất sớm đã có sự phân hóa mạnh mẽ độingũ trí thức thành môn đồ của rất nhiều “giáo”, học phái, học thuyết, khác nhau. Tuy nhiênsự phân hóa chủ yếu dựa trên một trục đối lập chủ yếu là trục lưu, phái, thuyết, giáo.Thắng lợi của Nho giáo trên cương vị ý thức hệ từ đời Hán đã nguyên hợp hóa trở lại độingũ trí thức ấy. Lối hình dung tam giáo đồng nguyên, tam giáo tịnh hành, Nho pháptĩnh dụng, châm ngôn thuộc nằm lòng của các nhà Nho Nhất nghệ bất tri Nho giả sở sỉ,v.v... đã kìm hãm có kết quả các quá trình chuyên môn hóa(1). 1. Nguyên hợp tác giả và thể loại Trong thực tế, không chỉ khó lòng bóc tách hay định vị một cá nhân nào đó là thuộcmẫu nhà nho này hay nhà nho kia, thậm chí ở cấp độ cao hơn, chung hơn, ngay cả việc coicá nhân nào đó là thuộc về Nho, thuộc về Đạo hay thuộc về Phật giáo. Một người nào đó,hành xử giữa đời đồng thời trong nhiều tư cách, nhiều vai diễn khác nhau là sản phẩm củahoạt động tinh thần của những trí thức nguyên hợp như vậy dĩ nhiên cũng mang tínhnguyên hợp. Có ý kiến cho rằng, khi nghiên cứu một văn bản của một tác giả trên trườngquan sát đó, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và nhiều lúc rất xanhau của các khoa học hiện đại đều cảm thấy đủ thẩm quyền coi đó là đối tượng nghiêncứu original của mình. Thực tế cho thấy, Tham đồ hiển quyết trước khi là tác phẩm vănchương, hẳn có quyền được coi là văn kiện tôn giáo, một sự trình bày triết học. Xuân thuquản kiến chắc chắn là một công trình khảo cứu theo lối học thuật nhưng cũng là một thứvăn kiện trình bày những kiến giải chính trị của tác giả trước thời cuộc. Kệ là thơ mà kệcũng là sự khải thị tôn giáo. Nhà chùa mời nhà Nho hay chữ viết bi ký dĩ nhiên trước hết đểxiển dương công đức và giáo lí của tôn giáo mình thì nhà Nho tiện thể cảm thán về thếđạo nhân tâm và không từ cả việc phê phán luôn Phật giáo. Một trong những đặc trưng của văn học cổ bắt nguồn từ nhận thức của thời đại vềquan niệm văn - sử - triết bất phân. Cách hiểu này xuất phát từ nền văn học cổ TrungQuốc. Người Trung Hoa cổ đại quan niệm một chữ văn có rất nhiều nghĩa mà nghĩachính là trang sức bề ngoài của chất, dần dần quy nạp thành khái niệm văn với bất kỳ thểthức nào dùng đến văn tự để biểu hiện đạo lý thánh nhân. Chữ văn vì thế bao gồm rấtnhiều thể loại. Quan niệm nguyên hợp trong văn học hình thành từ đấy và trở thành quanniệm chi phối người cầm bút một cách không tự giác. Văn sử bất phân không có nghĩa làchỉ giữa văn và sử mới không phân ranh giới mà còn giữa chúng với nhiều bộ môn khácnhư triết học, tôn giáo, địa chí, y dược thậm chí cả công văn hành chính. Khi nghiên cứu vềvấn đề này, Nguyễn Huệ Chi cho rằng, “bởi lẽ, các bộ môn này đều gặp nhau trong việcdùng chung một số thể loại, vận dụng chung một số biện pháp tu từ. Nhưng không phải chỉcó thế. Từ quan niệm văn sử triết bất phân tất yếu sẽ đi đến cách nhìn nhận đánh đồng cácthể loại mang tính chức năng và các thể loại ...

Tài liệu được xem nhiều: