Danh mục

Tinh thần phòng thủ biển Đông của triều Nguyễn từ 1800 – 1884

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 322.68 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất nước Việt Nam trải dài hàng chục thế kỷ đấu tranh anh dũng, quật cường. Đó là lịch sử của dân tộc anh hùng mà sự sống còn và phát triển luôn gắn liền với lịch sử các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Bài viết trình bày về tinh thần phòng thủ biển Đông cao độ của triều Nguyễn từ 1800-1884, thông qua việc thực hiện các chính sách bảo vệ biển đảo tích cực, có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tinh thần phòng thủ biển Đông của triều Nguyễn từ 1800 – 1884 TINH THẦN PHÒNG THỦ BIỂN ĐÔNG CỦA TRIỀU NGUYỄN TỪ 1800 – 1884 ĐẶNG HIỀN Khoa Lịch sử Tóm tắt: Đất nước Việt Nam trải dài hàng chục thế kỷ đấu tranh anh dũng, quật cường. Đó là lịch sử của dân tộc anh hùng mà sự sống còn và phát triển luôn gắn liền với lịch sử các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Từ ý thức bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đối phó với mọi ý đồ xâm lăng của các thế lực thù địch, ông cha ta đã sớm hướng ra bể lớn, xem đó là đầu cầu chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi lẽ đó mà tinh thần hướng ra biển Đông đã nhen nhóm trong tâm thức người Việt từ thuở bình minh lịch sử. Bài báo trình bày về tinh thần phòng thủ biển Đông cao độ của triều Nguyễn từ 1800-1884, thông qua việc thực hiện các chính sách bảo vệ biển đảo tích cực, có hiệu quả. Từ khoá: tinh thần, phòng thủ biển Đông, triều Nguyễn1. ĐẶT VẤN ĐỀTrải qua lịch sử dựng nước và giữ nước, các cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổViệt Nam không ngừng khai phá đất đai mở rộng lãnh thổ, chinh phục biển cả xác lậpchủ quyền, viết tiếp trang sử hào hùng của các bậc tiền nhân để lại. Việt Nam có đườngbờ biển dài, lại ở vào vị trí quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế nên từ xưa đếnnay kẻ thù thường sử dụng đường biển và đường sông xâm lược nước ta. Là triều đạicuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều Nguyễn đã kế thừa những tri thức đểbảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, trong đó có biển Đông. Vấn đề Triều Nguyễn khẳngđịnh chủ quyền Biển Đông đã có nhiều đề tài của nhiều tác giả khác nhau, như: NguyễnNhã với đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa”, hay gần đây là cuốn “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo tổ quốcthế kỷ XIX” của Đỗ Bang,… nhưng chưa có đề tài nào nói rõ về tinh thần phòng thủbiển Đông của Triều Nguyễn.2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứuTinh thần phòng thủ biển Đông và những hoạt động thể hiện tinh thần đó: Xây dựng hệthống phòng thủ biển, xây dựng thủy quân, tuần tra kiểm soát biển của triều Nguyễn.2.2. Phương pháp nghiên cứuCơ sở phương pháp luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh về sử học.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 153-162154 ĐẶNG HIỀNĐể thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic vàcác phương pháp cụ thể của bộ môn: Tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, nhận định,sưu tầm tư liệu,...2.3. Nội dung nghiên cứuBài báo tập trung vào nghiên cứu và làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành tinh thầnphòng thủ biển Đông. Đồng thời đã làm rõ thêm những hoạt động, công tác phòng thủbiển Đông của triều Nguyễn.Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển Đông ngày càng gay gắt thì những bàihọc từ tinh thần phòng thủ và những hoạt động bảo vệ chủ quyền biển của triều Nguyễncần được nghiên cứu và phát huy hơn bao giờ hết.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬNTổ quốc Việt Nam mênh mông trời biển, biển Việt Nam là một bộ phận cấu thành khôngthể tách rời hay nhượng lại cho một ai hay một quốc gia nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh từngkhẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một: Sông có thể cạn, núi cóthể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Những ngày gần đây trước hành độngđưa trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam của chínhquyền Trung Quốc, cả dân tộc đã đứng lên với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hơn 90 triệungười dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài đã đấu tranh, tất cả đều cóchung một tinh thần hướng về biển Đông. Tinh thần phòng thủ biển Đông được hìnhthành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tinh thần đó được hoàn thiện vàphát huy dưới Triều Nguyễn, hiện nay tinh thần đó càng cần được phát huy. Để hiểu vàphát huy tinh thần ấy trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần lật lại một vài trang lịch sử đểxem tinh thần phòng thủ biển Đông của Triều Nguyễn được hình thành và phát triển nhưthế nào, xem Triều Nguyễn thể hiện tinh thần đó ra sao.Trước tiên là niềm tự hào con Rồng cháu Tiên, cha dân tộc chúng ta là Lạc Long Quânthống trị vùng biển lớn. Truyền thuyết nói rằng sau khi các con lớn khôn, Lạc LongQuân và Âu Cơ chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển.Cuộc chia ly này không chỉ là do khó khăn về hoàn cảnh sống của Lạc Long Quân nhưđã phản ánh trong truyền thuyết mà nó còn phản ánh quá trình chiếm lĩnh và chinh phụcmiền núi và miền Biển của tổ tiên ta. Chí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: