Trẻ và người lớn đều có tính thích tự chủ. Từ khi ý lực của trẻ mới nảy nở, chúng đã thích tự chủ, không cho ai sai bảo chúng rồi . “…Khi người ta dỗ dành chúng rằng nên nhắm mắt lại, mặc những cái bề ngoài đẹp đẽ của thế giới này đi, thì chúng lắc cả cái đầu chúng và đáp : “Không” một cách cương quyết , giận dữ . -Ngủ đi con . -Không ! Khi người ta yêu cầu chúng bỏ sữa ngọt mà uống thìa súp thơm ngon của loài người chế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÍNH THÍCH TỰ CHỦ CHƯƠNG XI TÍNH THÍCH TỰ CHỦ I. Trẻ và người lớn đều có tính thích tự chủ. Từ khi ý lực của trẻ mới nảy nở, chúng đã thích tự chủ, không cho aisai bảo chúng rồi . “…Khi người ta dỗ dành chúng rằng nên nhắm mắt lại,mặc những cái bề ngoài đẹp đẽ của thế giới này đi, thì chúng lắc cả cái đầuchúng và đáp : “Không” một cách cương quyết , giận dữ . -Ngủ đi con . -Không ! Khi người ta yêu cầu chúng bỏ sữa ngọt mà uống thìa súp thơm ngoncủa loài người chế ra, thì chúng đáp : “Không !”. Vậy đứa trẻ tự nó chưa có thể làm gì được, sự hoạt động của nó đươngnằm trong bóng tối của tiềm thức, mới tỉnh dậy và hơi ló ra, mà cá tính củanó đã phát hiện rồi. Trái ý nó , nó gắt gỏng, kháng cự lại với người chỉ dẫnnó và bắt ta theo nó . Những đứa lớn hơn cũng vậy. Chúng cưỡng lại lời khuyên bảo của ta.Những đồ chơi hay là trò chơi chúng tự chọn thì chúng thích. Làm cái gì trởngại chúng, câu thúc chúng, chúng ghét. Không phải chúng có cái thích tinhquái muốn làm phiền ta đâu. Không. Chúng không đến nỗi xấu như vậy . Có những đứa trẻ bướng bỉnh, dọa cũng không chừa. Một hôm, chúngtôi đi chơi về nhà quê. Lúc trở về, một đứa con gái mới 5 tuổi, con mộtngười bạn tôi, bỗng nhiên không chịu theo chúng tôi nữa, muốn ở lại để ngắthoa bên bờ một dòng suối. Tuy trời đã gần tối, bà mẹ cũng xin cho nó háimột bó, rồi 2 bó, nhưng rồi cũng phải đi chứ. Con bé lại từ chối nữa, bướngbỉnh hơn lần trước. Cha mẹ nó năn nỉ nó, dọa nó …nó thản nhiên. Chúng tôiđi, bảo rằng bỏ hẳn nó lại … Ở lại một mình, nó không sợ. Thế là cha mẹ nóphải trở lại, nắm lấy nó, ẳm nó đi. Nó giãy giụa, nhưng không kêu. Về tớinhà đã được vài phút, không ai nhớ tới chuyện đó nữa, thì bà mẹ thấy rằngnó không có trong nhà. Người ta gọi nó, kiếm nó khắp chỗ, không thấy ; thìra nó đã lén qua cánh hé mở mà 3 chân 4 cẳng chạy lại bãi cỏ ấy rồi. Cũng may mà những chuyện như vậy hiếm có. Nhưng ở trong cáctrường lớn nhỏ của ta, có biết bao trò không khôn gì hơn đứa trẻ ấy. Và biếtbao người lớn cũng vậy. Mặc dù người ta khuyên họ, cảnh cáo họ -mà họ cứbíu chặt vào ý kiến đầu tiên của họ ; người ta kéo ra, họ lại trở lại mù quáng,cố chấp, không nghĩ gì đến những tai nạn nó rình họ cả. Họ chỉ muốn làmtheo ý họ thôi. Họ làm và…thường khi làm hỏng. Chỉ muốn tuân theo mìnhthôi, không đủ, họ còn muốn người khác tuân họ, muốn súc vật và cả nhữngvật vô tri tuân họ nữa. Họ có thêm cái tính thích thống trị. Tính đó mà tháiquá thì không ai chịu họ được. II. Không nên diệt tính đó mà nên hướng dẫn , uốn nắn nó. Tính thích tự chủ đó, có nên diệt đi không ? Người xưa tin là nên, chogiáo dục cần nhất là uốn nắn. Bây giờ ít người theo thuyết đó nữa. Trẻ consinh ra đâu phải để sống một đời tự do không có ai ở bên mà chỉ dẫn chúnghằng ngày nữa, thì ta phải tập cho chúng quen tự chỉ dẫn chúng ngay từ nhỏđi. “Chỉ có một giáo dục hợp với một nước tự chủ là giáo dục luyện thànhnhững người biết tự chủ”. Một ngày kia chúng phải ganh đua để chiếm một chỗ dưới ánh sángmặt trời thì chúng phải tự biết giá trị của chúng để khỏi bị đè bẹp, để bênhvực quyền lợi của chúng. Phải tập cho chúng biết tự suy nghĩ lấy để sau nàybọn ngụy biện khỏi lừa chúng, để chúng biết tự chọn lấy một con đườngchúng thích . . Simon nói : “Làm sao ta có thể đòi quyền tự do tư tưởng, tự do ngônluận, tự do hành động cho những kẻ mà lời nói không tự do, tư tưởng cũngkhông tự do được? Những kẻ đó óc bị bóp nhỏ lại từ hồi bé, chỉ phản chiếunhững học thuyết của thầy mà không biết phân biệt đúng hay không”. Vả lại con ta sau này còn những bổn phận làm công dân nữa. Nếukhông biết tự suy xét lấy thì làm tròn bổn phận ấy sao được ? Vậy tự chủ, theo tôi là biết suy xét lấy hành động theo những lẽ mìnhcho là phải, chứ không phải theo ý kiến của phần đông hay của một mệnhlệnh nào. Tính thích tự chủ ấy, nếu diệt đi, thì chỉ làm cho loài người hóa ranhững đồ vật mà thôi, cho nên ta không nên trừ nó mà phải tìm cách làm saogiữ cho nó đừng thái quá, bồi bổ cho nó khi nó yếu đi, uốn nó lại khi nócong, mà ta vẫn giữ được đủ uy quyền để trẻ phải tuân ta . III. Trẻ bướng bỉnh là tại ta . Khi trẻ thích tự chủ đến nỗi hóa ra bướng bỉnh, vô lý thì chỉ có mộtcách hiệu nghiệm mà cha đứa trẻ trên kia đã dùng là lấy ngay những cànhhoa nó đã ngắt mà quất nó. Cách ấy bây giờ thầy học không thể d ùng đượcnữa, cho nên phải cần đến cha mẹ học trò giúp sức. Nhưng ta cũng phải nhận nhiều khi lỗi tại ta hơn là tại trẻ. Ta bắtchúng phải tuân ta, bất luận phải trái, lúc nào cũng cố ý chọi với những thóiquen, thị hiếu của chúng. Chúng có hiểu rằng lệnh ta là chính đáng, kỷ luậtta là rất tốt hay không, không cần ! Một ngày kia, chúng sẽ cho ta là phải thìchúng đã buộc tội ta, oán ghét ta, quen nghĩ rằng uy quyền là kẻ thù củachúng ...