Danh mục

Tính toán và thiết kế máy kéo P3

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.46 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'tính toán và thiết kế máy kéo p3', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính toán và thiết kế máy kéo P3 Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN 3.4. TÍNH TOÁN VÀ NGHIỆM BỀN CÁC THIẾT BỊ PHỤ DÙNG CHO GIÁ CÁN Thiết bị phụ dùng cho giá cán bao gồm các loại: bàn nâng hạ, cơ cấu dẫn hướng, máng vòng, máng dẫn hướng, máy lật thép. 3.4.1. Bàn nâng hạ a/ Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc làm việc Bàn nâng hạ có nhiệm vụ nâng vật cán cho ăn vào trục ở phía trước và hạ vật cán ở phía sau giá cán. Bàn nâng hạ được cơ khí hóa và tự động hóa cao để dể dàng đưa vật cán vào trục chúng được dùng trên các máy cán phôi thỏi và phôi tấm, máy cán hình cỡ vừa và lớn, máy cán phá và máy cán phôi 3 trục. Bàn nâng hạ có 2 loại cơ khí và thủy lực. H.3.43. Sơ đồ động bàn nâng hạ trong máy cán phôi 3 trục 1. Động cơ; 2. Hộp giảm tốc; 3. cơ cấu khuỷu thanh truyền; 4. Trục truyền động; 5. Cần lắc; 6. Đối trọng; 7. cơ cấu bản lề; 8. thanh truyền lực thẳng đứng nâng bàn nâng hạ; 9. Cơ cấu khớp nối bản lề; 10. Bàn nâng hạ; 11. trục cán. Nguyên lý làm việc: Động cơ điện 1 quay truyền chuyển động đến hộp giảm tốc 2, các cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền 3, trục truyền 4 và cần lắc 5 làm việc, nhờ vậy mà 2 thanh truyền đứng chuyển động lên xuống đồng bộ và nhịp nhàng ở 2 vị trí AB và A’B’ ở 2 bên. Tại vị trí A và A’ thanh truyền đứng 8 nâng 2 bàn nâng hạ 10 lên ở vị trí lỗ hình trục giữa và trục trên. Tại vị trí B và B’ bàn nâng hạ 10 được hạ xuống để làm nhiệm vụ của hành trình tiếp theo là đưa vật cán vào lỗ hình của trục dưới và trục giữa. Cứ như vậy chu kỳ được lặp đi lặp lại cán hết thỏi cán này đến thỏi cán khác. Đối trọng G (6) làm giảm lực nâng và công suất của động cơ. Một số thông số kỹ thuật của bàn nâng hạ: - Nâng một lúc được 4 thỏi, mỗi thỏi có kích thước: (305x305)x1.200 mm; - Thời gian nâng: 2 giây; Thời gian hạ: 2 giây; Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 70 Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN - Bàn nâng hạ có 19 con lăn, có 7 con lăn đặc và 12 con lăn rỗng. Đường kính con lăn d = 300 mm; - Chiều dài làm việc: L = 2.000 mm; - Công suất động cơ: N = 600 KW, số vòng quay n= 570 v/ph; - Tỷ số truyền của hộp giảm tốc: I = 25; - Đường kính trục cán: D = 680 mm. H.3.44. Sơ đồ bàn nâng hạ của máy cán 3 trục 1. Động cơ điện; 2. Trục khuỷu; 3. Trục truyền lực; 4. Đối trọng; 5. Cần lắc; 6. Thanh truyền lực thẳng; 7. Bàn nâng hạ; 8. Vật cán; 9. Con lăn; 10. Trục cán b/ Tính toán lực nâng và công suất động cơ của bàn nâng hạ Lực nâng P Lực nâng P được tính bằng tổng toàn bộ trọng lượng bàn nâng hạ cộng với trọng lượng của sàn lăn và con lăn cộng trọng lượng phôi cán cộng trọng lượng các chi tiết được lắp đặt trên bàn nâng hạ. Công suất động cơ được tính bằng công thức: M t .n N dc = (kW) 0,975 Mt là mômen tĩnh được quy về trục động cơ: M k + M ms Mt = + Md i Mk là mômen trên trục khuỷu, Mk = P.R (R là cánh tay đòn) Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 71 Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN Mms là mômen ma sát ở tất cã các chi tiết quay, Mms = (0,08 ÷ 0,12)Mk. GD 2 dω Md là mômen động, M d = . . 375 d t 3.4.2. Máy dẫn hướng a/ Công dụng Máy dẫn hướng dùng để dịch chuyển vật cán ở trên những con lăn của sàn công tác nhằm đưa vật cán ăn vào đúng lỗ hình của trục cán. Trên máy dẫn hướng người ta thường đặt các thước nắn thẳng làm nhiệm vụ nắn thẳng những vật cán bị cong vênh trong quá trình cán để nâng cao chất lượng sản phẩm và để vật cán dể ăn vào lỗ hình, tránh phế phẩm và cho năng suất cao. Máy dẫn hướng thường đặt trên các máy cán ray-dầm, máy cán phôi thỏi, tấm, máy cán phôi 3 trục và máy cán hình cỡ lớn. Máy dẫn hướng đặt trước và sau giá cán, trên máy người ta còn đặt và bố trí thêm máy lật phôi, máy đẩy.v.v… b/ Sơ đồ động Máy dẫn hướng có nhiệm vụ dịch chuyển vật cán ăn vào đúng lỗ hình của trục cán và giữ vật cán cố định bằng cách ép chặt vào mặt vật cán để vật cán biến dạng tốt trong lỗ hình làm cho vật cán không bị xoay hoặc bị xoắn. Trong các loại máy cán hình mini, máy cán hình cỡ nhỏ và vừa thì cấu tạo của hộp dẫn hướng và các máng dẫn hướng là rất quan trọng, nếu thiếu chúng thì sản phẩm bị cong vênh và xoắn tạo thành phế phẩm. Máy dẫn hướng vừa làm cho phôi cán ăn vào đúng lỗ hình vừa làm cho vật cán biến H.3.45. Sơ đồ động của máy dẫn hướng dạng một cách ổn định trong lỗ 1. Con lăn vận chuyển thép; 2.Thước nắn thép di động và dẫn hướng; 3. Con lăn chịu va đập trước và sau giá cán; 4. hình vừa cho sản phẩm tốt. Khung giá cán; 5. Trục cán; 6. Thước nắn cố định có máy Trong cán tấm việc dẫn lật thép; 7. Trục truyền; 8, 9, 10, 11. Bánh răng dẫn động; hướng cũng rất quan trọng, nó 12. Trục khuỷu; 13,14,15.Động cơ; 16,17. Cần nối thước lật thép di động; 18. con lăn máy lật thép; 19Thanh răng làm cho vật cán ổn định không cần nối thước nắn thép; 20. Bản lề móc lật thép; 21,22,23. bị xê dịch khi biến dạng. Trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu vi sai; 24. Phôi; 25 Móc lật thép; 26. Cần di động nối với móc lật thép Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà nẵng 72 Giáo trình: THIẾT BỊ CÁN c/ Nguyên lý làm việc Động cơ 14 và 15 quay làm cho 2 bánh răng 8 và 9 quay, các thanh răng 16 và 17 sẽ chuyển động qua lại làm cho 2 thước nắn 2 và 6 được gắn trên chúng chuyển động ra ...

Tài liệu được xem nhiều: