Danh mục

Tình trạng Môi Trường Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.96 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1975, từ khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Việt Nam đã bắt đầu đặt kế hoạch phát triển trên toàn thể quốc gia. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đến 5 năm lần thứ hai. Nhưng trong hai kế hoạch ngũ niên đầu tiên nầy, mọi cố gắng của Việt Nam đã đưa đất nước lâm vào tình trạng thực sự kiệt quệ và bế tắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng Môi Trường Việt Nam Tình trạng Môi Trường Việt NamNăm 1975, từ khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Việt Nam đã bắt đầu đặtkế hoạch phát triển trên toàn thể quốc gia. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất,đến 5 năm lần thứ hai. Nhưng trong hai kế hoạch ngũ niên đầu tiên nầy,mọi cố gắng của Việt Nam đã đưa đất nước lâm vào tình trạng thực sự kiệtquệ và bế tắc. Sinh hoạt kinh tế hầu như thất bại hoàn toàn. Việt Nam gầnnhư đứng bên lề vực thẳm.Năm 1986, đứng trước hiễm họa diệt vong, chính sách phát triển của ViệtNam đã rẽ sang một bước ngoặc, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa để chàogọi đầu tư ngoại quốc hầu cứu nguy nền kinh tế đang kiệt quệ. Từ đó, kinhtế Việt Nam lần lần đi lên từng bước một. Nông ngư nghiệp phát triển vànông dân bắt đầu tương đối có đủ lương thực và không còn ăn độn nhưnhững năm trước đó nữa.Lợi tức đầu người từ 180 Mỹ kim (1980) tăng dần từ 7 đến 9% mỗi nămtiếp theo. Nhưng cho đến năm 1997, mức tăng trưởng khựng lại vàokhoảng 4-5% cho đến những năm sau 2000. Từ đó Việt Nam bắt đầu lạivươn lên và đạt được mức tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 7-9% trong nhiều năm liền. Đến năm 2007, lợi tức đầu người lên đến 650 Mỹkim, tuy nhiên vẫn còn cách xa so với mức tăng trưởng của Trung Quốc là1.400 Mỹ kim ( 200 Mỹ kim/người/năm trong năm 1980 ).Bên cạnh việc phát triển và tăng trưởng kinh tế kể trên, Việt Nam lại phảiđối mặt với một vấn nạn môi trường do phát triển ngày càng trầm trọngthêm ra. Và vấn nạn nầy là một thách thức lớn nhất của Việt Nam trongnhững ngày sắp đến.Mục đích của bài viết là trình bày lần lượt 2 yếu tố nổi bật ảnh hưởng đếnmôi trường qua 32 năm phát triển của Việt Nam. Đó là sự phá rừng và sựgia tăng dân số cùng những hệ lụy nảy sinh do hai yếu tố trên.Ảnh hưởng môi trường qua việc phá rừngTrước chiến tranh thứ hai, diện tích rừng nguyên sinh của Việt Nam là 19triệu mẫu chiếm 58% diện tích cả nước. Cho đến năm 1943 rừng chỉ còn lại14,1 triệu mẫu (43%); và đến năm 1990 tình trạng càng tệ hại hơn nữa, diệntích rừng chỉ còn 9,1 triệu mẫu (27,7%). Theo báo cáo năm 2002 của Ngânhàng Thế giới ( World Bank ), kễ từ năm 1999 trở đi, hàng năm mức độđốn rừng để xẻ gỗ được ước tính là 2 triệu m3. Ngoài ra còn phải kể đếnviệc cháy rừng vào mùa khô và việc chuyển đổi rừng trong việc nuôi tômnhư vùng rừng tràm, đước ở Cà Mau.Việt Nam cũng có chương trình trồng rừng sau khi nhận thức được nguy cơảnh hưởng đến môi trường trong việc phá rừng bừa bãi. Do đó, “chươngtrình trồng rừng 327” đã được phát động từ năm 1994 đến nay. Chỉ tiêu chođến năm 2010 là cố gắng trở lại mức bình thường vào thời điểm 1943,nghĩa là từ bây giờ cho đến cuối kế hoạch phải trồng thên 5 triệu mẫu rừng,chưa kể đến số diện tích rừng bị hủy diệt hàng ngày. Chi phí trồng rừngđược ước tính là 1,1 triệu Mỹ kim/mẫu. Và Việt Nam nếu muốn đạt chỉ tiêunầy thì hàng năm phải trồng thêm 1.000.000 mẫu rừng. Do đó tính khả thicủa chương trình trồng rừng 327 khó có khả năng thực hiện được.Về Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong hiện tại chỉ còn 5% rừng che phủ vàđã mất đi khoảng 175.000 mẫu rừng ngập mặn tính đến 2003. Rừng ngậpmặn ở nơi nầy thể hiện nhiều lợi điểm sau đây: 1- chống lại sự xói mòn củabiển, 2- hạn chế được sự nhiễm mặn vào sâu trong vùng đất liền, 3- và nhấtlà bảo vệ được đa dạng sinh học cho toàn vùng. Kỹ nghệ nuôi tôm đã đánhmất đi các lợi điểm nầy và hiện đang để lại một di hại không nhỏ cho toànvùng hiện tại.Về đất, hậu quả trước mắt ảnh hưởng từ việc phá rừng là sự thoái hóa củađất. Đất mất đi độ phì nhiêu và sự cân bằng dinh dưỡng. Lớp đất thịt trênmặt sẽ bị cuốn trôi sau những cơn mưa lũ vì không còn cây và rễ để giữ đấtlại. Điều nầy được tỏ rõ trong năm 2001, lần đầu tiên trong lịch sử nướcsông Hương (Huế) đã biến thành đục và độ pH trở thành kiềm trong mùakhô.Ngoài sự thoái hóa của đất do nguyên nhân trên, sau gần 20 măm mở cửavà phát triển ồ ạt trong nông nghiệp, Việt Nam mất đi 2 tỷ tấn đất/năm(nguyên nhân chính yếu là do việc phá rừng) hay tính trung bình đất bị xóimòn tùy theo vùng và đã thất thoát từ 50 – 3200 tấn/mẫu/năm ảnh hưởngđến 23 triệu mẫu trên toàn quốc, chiếm 70% diện tích quốc gia.Về nước, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Cung cấp Nước sạchvà Vệ sinh môi trường năm 2003, nguồn nước ở Việt Nam ngày càng bịkhan hiếm và ô nhiễm. Sự thoái hóa nầy tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăngtrưởng kinh tế, nhất là ở những năm gần đây. Nhu cầu nước cho nôngnghiệp chiếm 88%, và cho kỹ nghệ chiếm 7%.Các nguồn nước thải từ khu gia cư, từ các trung tâm kỹ nghệ, khu chế xuất,đất nông nghiệp v.v...đã xâm nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm, thậmchí ảnh hưởng đến phẩm chất nước ở vùng duyên hải nữa. Nước sinh hoạtgia cư, nước thải kỹ nghệ, và nước rỉ từ các bãi rác là nguyên nhân chínhyếu cho việc ô nhiễm hữu cơ trong nguồn nước mặt đặc biệt ở các thànhphố lớn như TpHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ v.v... căn cứtheo báo cáo trên.Về vùng duyên hải, trong vòng 3 thập ni ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: