Danh mục

Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền họcNguyễn Văn Tuấn Cách đây trên dưới nửa thế kỉ, Nhà thơ Xuân Diệu thắc mắc: “Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên / Tôi đã đày thân giữa xứ phiền.” Quả là một vấn đề đáng tìm hiểu: tại sao đôi trai gái chưa bao giờ gặp nhau lần nào trước đó, mà chỉ một lần diện kiến đã cảm thấy mến nhau, mến đến nỗi phải khổ thân nơi xứ phiền. Tín hiệu nào và nó đến từ đâu đã gây nên hiện tượng Hữu duyên thiên lí...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học Tình yêu, sắc đẹp nhìn dưới quan điểm di truyền học Nguyễn Văn TuấnCách đây trên dưới nửa thế kỉ, Nhà thơ Xuân Diệu thắc mắc: “Vì sao giápmặt buổi đầu tiên / Tôi đã đày thân giữa xứ phiền.” Quả là một vấn đềđáng tìm hiểu: tại sao đôi trai gái chưa bao giờ gặp nhau lần nào trước đó,mà chỉ một lần diện kiến đã cảm thấy mến nhau, mến đến nỗi phải khổthân nơi xứ phiền. Tín hiệu nào và nó đến từ đâu đã gây nên hiện tượngHữu duyên thiên lí năng tương ngộ, hay khiến cho Kim Trọng chỉ một lầngặp Thúy Kiều mà Tình trong như đã, mặt ngoài còn e? Đành rằng tìnhyêu không có biên giới, nhưng tại sao chị X lấy anh A, mà không là anh B;hay anh C phải lòng với chị Y, mà không là một chị khác? Thế lực và cơduyên nào đã gây nên sự kết tóc xe duyên một cách cực kì cụ thể, vàtrong nhiều trường hợp, có một không hai, này? Duyên nợ? Số phận?Cũng có thể lắm. Nhưng duyên nợ và số phận là gì?Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?Để trả lời cho câu hỏi trên, có lẽ ta cần phải trước hết định nghĩa thế nàolà tình yêu. Cũng như nhiều đặc tính khác, tình yêu có thể được địnhnghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau, và bằng mọi thứ ngôn ngữ. Nhìnqua các từ điển của người Anh, Mĩ, tôi thấy họ định nghĩa tình yêu quanhững danh từ như affection (trìu mến), attachment (gắn bó) hay devotion(hiến dâng). Theo họ, tình yêu là một trạng thái tâm thần có tính đạo đứccao độ, mà trong đó sự trìu mến và chung thủy được dành đặc biệt chomột người. Có lẽ người Anh, Mĩ vốn máy móc, nên định nghĩa về tình yêucủa họ không được uyển chuyển như người Việt Nam ta. Không như anhchàng nhạc sĩ Lionel Ritchie, sau khi đã đi lục lạo hết từ điển này đến sáchvở nọ, để cuối cùng anh ta không biết dùng chữ gì khác mà phải viết Ilove you (anh yêu em, hay em yêu anh – người Anh không phân biệt anhvà em!) để nói đến tình yêu, các thi sĩ của Việt Nam tài tình hơn nhiều.Trong thi văn Việt Nam, suy đi nghĩ lại, tôi vẫn thấy Xuân Diệu định nghĩatình yêu thật tuyệt vời:Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!Có nghĩa gì đâu, một buổi chiềuNó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu ...Tức là, phải có một môi trường chung quanh (như một buổi chiều, gió hiuhiu, mây nhè nhẹ, v.v…) tác động tới tâm lí (hồn ta) mới gây ra được mộtcảm giác tình yêu, chứ triết lí suông với những từ hoa mĩ trừu tượng trongmột không gian vô định nghĩa thì khó mà có thể tả được tình yêu!Định nghĩa tình yêu của Xuân Diệu còn cho ta thấy nó là một đặc tính tâmlí (behavioral trait). Mà, một phản ứng tâm lí thường được quyết định bởihai yếu tố quan trọng là sinh học và môi trường. Mặc dù là một đặc tínhtâm lí sinh học, nhưng cho đến nay, tình yêu vẫn chỉ là một đề tài của giớivăn chương, nghệ thuật. Thực vậy, tình yêu là nguồn sáng tác bất tận,một chủ đề có tính cổ điển (nhưng không bao giờ lỗi thời), của thi ca, vănchương, kịch nghệ, phim ảnh, tiểu thuyết ... Nhưng một điều ngạc nhiên làtình yêu ít khi trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận khoa học, đặc biệtlà sinh học, mặc dù người ta vẫn không ngừng nói về bản chất tâm lí vàhóa học của tình yêu.Tôi có một đề nghị: tình yêu có tính di truyền. Như đề cập trên, tình yêucần có hai yếu tố tác động: môi trường và sinh học. Tôi không bàn yếu tốnào quan trọng ở đây, vì đó không phải là đề tài của bài viết này; vả lại,ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi về sự tương quan cống hiến của hai yếutố này. Mà, nói đến sinh học có lẽ ta cần phải có vài hàng về những đơn vịcơ bản được dùng để cấu tạo nên một con người.Trong một bài nhạc, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có ví von rằng cơ thể chúngta được hình thành bằng cát bụi, và cuối cùng thì cũng trở về với cát bụi:Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi. Tôi chắc rằnglúc viết câu này nhạc sĩ chưa học về sinh học phân tử (molecular biology),mà chỉ do ảnh hưởng triết lí Phật giáo, nhưng nói chung là ông ta rất đúng.Ngày nay, qua tiến bộ của khoa học sinh học phân tử, người ta đã biếtđược rằng cái đơn vị sinh học cơ bản nhất trong một con người là tế bào(cells). Cơ thể chúng ta được cấu tạo bằng hàng tỉ tế bào. Nhiều tế bào cónhững nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như tế bào não có nhiệm vụ giữgìn trí nhớ và tri thức, tế bào tim làm cho tim ta đập nhịp nhàng, tế bàoruột làm ra chất nhầy (mucus), v.v. Những tế bào này có thời gian tồn tạinhất định. Chẳng hạn như tế bào tinh trùng nam chỉ sống sót khoảng vàitháng, trong khi đó tế bào trứng của phái nữ có thể tồn tại đến 50 năm.Mặc dù khác nhau về chức năng và thời gian sống sót, tất cả các tế bàođều có cấu trúc giống nhau: trong mỗi tế bào đều có một cái nhân(nucleus) nằm chính giữa. Cái nhân này có chứa những chất liệu di truyềnmà ta thường gọi là DNA (viết tắt từ chữ deoxyribonucleic acid). DNA l àmột nucleic acid được tạo thành bởi hai chuỗi gồm những đơn vị gọi lànucleotide. Hai chuỗi này xoắn với nhau thành một hình xoắn kép và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: