Danh mục

Tổ chức các chuyên đề dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.44 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập đến việc tổ chức dạy học Sinh học 11 theo chuyên đề. Chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học lớp 11 được tổ chức thành 6 chuyên đề, mỗi chuyên đề trình bày một vấn đề sinh lý trao đổi chất ở cấp độ cơ thể (gồm cả thực vật và động vật).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức các chuyên đề dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng – Sinh học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TỔ CHỨC CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – SINH HỌC LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH PHẠM NGỌC PHÚ 1, PHẠM ĐÌNH VĂN 2,*, NGUYỄN NGỌC MƯU 3 1 Trường THPT Trần Văn Thành, Châu Phú, An Giang. 2 Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh * Email: vanpd@hcmue.edu.vn 3 Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt: Bài viết này đề cập đến việc tổ chức dạy học Sinh học 11 theo chuyên đề. Chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” Sinh học lớp 11 được tổ chức thành 6 chuyên đề, mỗi chuyên đề trình bày một vấn đề sinh lý trao đổi chất ở cấp độ cơ thể (gồm cả thực vật và động vật). Chúng tôi đề ra quy trình thiết kế chuyên đề dạy học gồm 6 bước: Bước 1. Xác định tên chuyên đề; Bước 2. Xác định mục tiêu chuyên đề; Bước 3. Xác định nội dung chuyên đề; Bước 4. Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề; Bước 5. Thiết kế công cụ đánh giá chuyên đề. Cấu trúc của mỗi chuyên đề gồm: (1) Mục tiêu chuyên đề; (2) Nội dung chuyên đề; (3) Chuẩn bị; (4) Thiết kế các hoạt động dạy học chuyên đề; (5) Thiết kế công cụ và đánh giá. Từ khóa: Chuyên đề, dạy học, năng lực, giải quyết vấn đề, sinh học 11.1. MỞ ĐẦU Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học là xu hướng mà các nềngiáo dục (GD) tiên tiến trên thế giới đã áp dụng và mang lại những thành quả nhất định. Giáodục nước ta đang chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL. Nghị quyết Hội nghịTrung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) (Nghịquyết số 29-NQ/TW) đã khẳng định “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện NL và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”. Để làm được điều này, đòi hỏi chúngta phải đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ từ chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức học tập và cách đánh giá theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL củangười học [2]. Dạy học tích hợp (DHTH) là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh nhữngnăng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiếnthức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa khả năngcủa HS, giúp học biến các kiến thức hàn lâm, sách vở thành những vận dụng có ý nghĩa trongthực tiễn. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổnghợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấnđề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức vàrèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.Do đó, DHTH là cơ sở để hình thành và phát triển năng lực của người học [4]. 230BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Để tiến hành DHTH chúng ta cần liên kết các kiến thức liên quan lại với nhau thành cácchuyên đề nhằm giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Dạy học theo chuyên đề cho phépgiáo viên (GV) vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau để phát huy tính tích cực, chủđộng của HS trong học tập, phát huy được kiến thức kinh nghiệm của HS và gắn kiến thức vớithực tiễn cuộc sống hàng ngày. Thực tế trên cho thấy, khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên vàxã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học.Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Sinh học lớp 11đề cập đến các đặc trưng sống ở cấp độ cơ thể, các kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhautạo nên một hệ thống, do đó dễ dàng xây dựng thành các chuyên đề dạy học tích hợp. Việcliên kết các kiến thức có liên quan, nằm rải rác ở các bài khác nhau thành các chuyên đề trọnvẹn sẽ giúp HS vận dụng để giải quyết các vấn đề thiết thực của cuộc sống, qua đó góp phầnhình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của HS.2. NỘI DUNG2.1. Dạy học chuyên đề Dạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: