Danh mục

Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 535.89 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình và SGK mới bậc THPT đã được áp dụng đại trà trong phạm vi cả nước. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT lần này là: tăng cường các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm Tổ chức giờ học vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm Chương trình và SGK mới bậc THPT đã được áp dụng đại trà trongphạm vi cả nước. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới chương trình,nội dung và phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT lần này là: tăngcường các hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. 1. VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC THEO TRẠM Chương trình và SGK mới bậc THPT đã được áp dụng đại trà trong phạm vicả nước. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới chương trình, nội dung vàphương pháp dạy học vật lí ở trường THPT lần này là: tăng cường các hoạt độngnhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc xây dựng và vậndụng những hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học vật líđóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện được yêu cầu nói trên. Nhữnghình thức dạy học đang được sử dụng trong dạy học hiện đại là: Dạy học theo dựán (project learning), dạy học hợp tác (cooperation learning), dạy học dựa trênvấn đề (problem based learning), dạy học giải quyết vấn đề (learning by problemsolving) ...Một trong những những hình thức dạy học mới, đã và đang được một sốnước trên thế giới như Đức, Thụy sĩ, Anh... sử dụng trong dạy học nhằm tăngcường các họat động tự chủ, sáng tạo của học sinh đó là hình thức dạy học theotrạm (ger. Lernstationen, còn gọi là học theo vòng tròn (eng. circuit training). Trong hình thức dạy học theo trạm học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặctheo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội dung kiếnthức xác định. Các nhiệm vụ nhận thức ở mỗi trạm cần có tính tương đối độc lậpvới nhau,sao cho học sinh có thể bắt đầu từ một trạm bất kì. Sau khi hoàn thànhtrạm đó, học sinh sẽ chuyển sang một trạm bất kì còn lại. Ta cũng có thể tổ chứccác trạm này theo một vòng tròn để đảm bảo trật tự của tiết học, vì vậy hình thứcdạy học này còn có tên dạy học theo vòng tròn (H. 1). Hình 1: Sơ đồ các trạm học tập ình thức dạy học theo trạm xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 dưới dạng sơ khai. Nóchính thức được sử dụng như một hình thức dạy học bởi 2 người Anh là Morgan vàAdamson trong giờ học thể dục. Tại đó hai ông đã xây dựng một vòng tròn luyệntập (circuit training) để giúp học sinh nâng cao thể lực và thành tích cá nhân trongthi đấu. Trong dạy học hiện đại, hình thức dạy học theo trạm đã được sử dụng trongdạy học ở mọi môn học trong trường phổ thông. 2. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC GIỜ HỌC VẬT LÍ DƯỚI DÌNH THỨC DẠY HỌCTHEO TRẠM Dạy học theo trạm có thể được sử dụng trong tất cả các pha của tiến trìnhdạy học vật lí. Hình thức học tập này đặc biệt phù hợp trong việc dạy học các nộidung hình thành các khái niệm quan trọng như năng lượng, áp suất, nhiệt độ ... vàcác định luật nền tảng của vật lí như: Định luật bảo toàn và chuy ển hoá năng lượng,Các định luật của Newton trong cơ học, định luật chất khí, chất lỏng ... Trong bài báo này tác giả giới thiệu việc xây dựng và tổ chức dạy học bài“Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng”- SGK VL 9 [1] dưới hình thức dạy họctheo trạm. Đây là một bài có các nhiệm vụ học tập tương đối độc lập. Hơn nữa quabài học này ta cần giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về một quá trình phổ quátnhất trong thế giới tự nhiên: Sự chuyển hóa năng lượng. Chính vì vậy sử dụng hìnhthức dạy học theo trạm là rất phù hợp với nội dung và mục đích của bài học. 2.1. Các qui tắc trong xây dựng nội dung các trạm học tập Để xây dựng các trạm học tập ta cần tuân theo các qui tắc sau: - Các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho học sinh có thể bắtđầu từ bất kì nhiệm vụ nào. Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia thànhnhiều nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ học tập làđộc lập với nhau. - Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác,phù hợp với thí nghiệm học sinh. - Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 10 phút. - Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm. - Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với cácnhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực học sinh. - Giáo viên nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với cácnhiệm vụ học tập để học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân. - Học sinh được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóathời gian làm việc. - Giáo viên cần xây dựng và thống nhất với học sinh nội qui làm việc tại cáctrạm. Với các qui tắc trên tác giả xây dựng được 6 trạm học tập sau để sử dụngtrong dạy học bài „Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng”. 2.2. Các trạm học tập đã xây dựng Trong các trạm này, các nhiệm vụ học tập có đánh dấu * là các nhiệm vụnâng cao, học sinh có thể làm hoặc không. ...

Tài liệu được xem nhiều: