Danh mục

Tổ chức hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường đặt và giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 688.93 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục Phát triển Bền vững cho các hoạt động ngoại khóa dựa trên Học tập dựa trên vấn đề từ thực tế địa phương, nhằm mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành động của các em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường đặt và giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 4, pp. 152-161 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂNBỀN VỮNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG ĐẶT VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG Đặng Văn Đức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn là một nguyên lígiáo dục, một con đường nhận thức đúng đắn mang lại hiệu quả cao trong dạy vàhọc. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục việc dạy và họcchạy theo thành tích, học để thi vào đại học, học vì bằng cấp, nặng về lí thuyết,nhẹ về thực hành,... vẫn chưa được khắc phục triệt để. Phần lớn học sinh đều khôngbiết đến những vấn đề môi trường bức xúc của địa phương, không biết đến nhữnggiá trị di sản mà địa phương mình có,... Học sinh chưa có kĩ năng phân tích, giảiquyết những vấn đề thực tế, kể cả kĩ năng sống. Nhiệm vụ của giáo dục vì sự pháttriển bền vững (GDPTBV) là tạo nên các thế hệ học sinh có đầy đủ kiến thức, kĩnăng, thái độ và hành vi phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vữngcủa đất nước và của địa phương mình. GDPTBV bằng cách dạy học sinh biết đặt và giải quyết vấn đề từ thực tếđịa phương thực chất là một quá trình nhằm phát triển ở học sinh sự hiểu biết vàquan tâm trước hết tới vấn đề môi trường xung quanh mình, bao gồm: kiến thức,kĩ năng, thái độ, hành vi và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình và cùngtập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường xung quanh mìnhtrước mắt cũng như lâu dài (Bộ Giáo dục & Đào tạo/ Chương trình phát triển Liênhợp quốc 1998).2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mục tiêu GDPTBV dựa trên thực tế địa phương Mục tiêu của GDPTBV dựa trên thực tế địa phương mà mỗi hoạt động cầnđạt tới là: Mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết về môi trường xung quanh mình cùng cácvấn đề của nó (kiến thức); có được những tình cảm, mối quan tâm trong việc cảithiện và bảo vệ môi trường xung quanh mình (thái độ, hành vi); học được những kĩ152 Tổ chức hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững ngoài giờ lên lớp theo hướng...năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng);có tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường xung quanh mình và cónhững hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).2.2. Các nguyên tắc cơ bản GDPTBV Các nguyên tắc GDPTBV dựa trên thực tế địa phương bao gồm: - Giáo dục Về môi trường xung quanh mình (kiến thức); - Giáo dục Trong môi trường xung quanh mình (kĩ năng hành động); - Giáo dục Vì môi trường xung quanh mình (ý thức, thái độ). GDPTBV dựa trên thực tế địa phương cần được bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáotới khi trưởng thành, trong cả hệ thống giáo dục phổ thông cũng như thông qua sựtham gia của cả gia đình và xã hội. Tất cả các chương trình hoạt động cần đượcphát triển dựa trên mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và khả năngnhận thức về môi trường xung quanh. GDPTBV bằng cách dạy học sinh biết cách đặt và giải quyết vấn đề từ thựctế địa phương sẽ mang lại cho các thế hệ thanh thiếu niên tình cảm và trách nhiệmđối với địa phương mình, bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề môi trường xungquanh và tìm ra các giải pháp, đóng góp cho những quyết định về môi trường xungquanh mình ở các phạm vi và mức độ khác nhau. Nếu phát triển bền vững là sự phát triển không làm ảnh hưởng tới thế hệ maisau do sự suy giảm chất lượng môi trường xung quanh của thế hệ ngày nay tạo ra(UNEP,1987) thì GDPTBV là giáo dục nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và cảithiện khả năng của con người đáp ứng với những vấn đề môi trường xung quanh.Dạy và học bằng cách đặt và giải quyết vấn đề từ thực tế địa phương là việc sửdụng thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảng ởtrên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được xem là nhân tố quan trọng trongGDPTBV. Điều này tưởng như đơn giản nhưng thực ra lại rất phức tạp, do nó đòihỏi những tư duy mới, sáng kiến mới và cách làm mới trong dạy và học. GDPTBV dựa trên thực tế địa phương trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp,đặc biệt là các đợt nghiên cứu khảo sát điều tra thực tế, thăm quan dã ngoại ở địaphương như thăm quan vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản, khu dựtrữ sinh quyển,... Thông qua các hoạt động này, học sinh có cơ hội để làm giàu kiếnthức, học được các kĩ năng phân tích, tổng hợp và hình thành hành vi và lối sốnghữu ích cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.2.3. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp Có rất nhiều hình thức để thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp bởi vì thực tếđịa phương chính là môi trường xung quanh lí tưởng cho việc đổi mới phương phápdạy và học, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kĩ năng và hành vi thái độ cho họcsinh. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp là: 153 Đặng Văn Đức - Không bị khống chế về thời gian như trong giờ chính khóa; - Hoạt động dưới các hình thức, phong trào tập thể có sự ủng hộ và giúp đỡcủa cộng đồng, nhà trường, giáo viên, tổ chức đoàn, đội thiếu niên... - Hoạt động theo phương thức tự nguyện.2.4. Chu trình “Kinh nghiệm - Hành động” trong hoạt động ngoài giờ lên lớp Do không bị bó hẹp trong không gian lớp học và thời gian hạn hẹp của mộttiết lên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp giống như một không gian mở. Học sinhcó được những cơ hội để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng mới. Tất cả cáchoạt động ngoài thiên nhiên đó thể hiện trong một chu trình được gọi là chu trình“học tập” hay còn gọi l ...

Tài liệu được xem nhiều: