Tổ chức hoạt động ôn tập và kiểm tra đánh giá chương 'Dòng điện không đổi' Vật lý 11 nâng cao theo B-learning
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 775.28 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong chương trình Vật lý phổ thông, việc ôn tập kiến thức cho học sinh có vai trò quan trọng. Trong bài viết này giới thiệu phương pháp tổ chức hoạt động ôn tập theo B-Learning chương “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động ôn tập và kiểm tra đánh giá chương “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 nâng cao theo B-learning TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO B-LEARNING HỒ THỊ MINH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu phương pháp tổ chức hoạt động ôn tập theo b-Learning chương “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Từ khóa: b-Learning, chương “Dòng điện không đổi”, Vật lí 11 nâng cao, ôn tập và kiểm tra đánh giá 1. MỞ ĐẦU Trong chương trình Vật lý phổ thông, việc ôn tập kiến thức cho học sinh có vai trò quan trọng. Chương “Dòng điện không đổi” là chương có lượng bài tập khá nhiều và khó [3], [4]. Kiến thức chương “Dòng điện không đổi” có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật [3]. Các tiết học trên lớp không đủ thời gian để cung cấp hết những kiến thức và bài tập của chương nên giáo viên thường gặp khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động này. Mô hình học tập b-Learning [5], [6], [7] giúp học sinh vừa tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống, vừa nhận được các hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên, đồng thời sẽ được hỗ trợ từ các website với một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác. Sự kết hợp của hướng dẫn trên lớp truyền thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động ôn tập theo b-Learning sẽ khắc phục khó khăn trên. 2. ÔN TẬP VÀ CÁC HÌNH THỨC ÔN TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 1.1. Khái niệm Tiếp thu những quan niệm của các tác giả như Nguyễn Ngọc Bảo; Hà Thị Đức; Nguyễn Bá Kim [2],... chúng tôi cho rằng: Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ sung và điều chỉnh thông tin, tổ chức lại thông tin theo một cấu trúc khoa học hơn, dễ nhớ và dễ gợi lại hơn, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, hình thành vững chắc các kỹ năng, kỹ xảo đã được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của người học. Ôn tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở bất cứ môn học nào trong nhà trường. Nó là biện pháp cần thiết mà giáo viên phải sử dụng trong việc dạy học của mình và nó giúp người học trong quá trình hoàn thiện tri thức và rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo. Nhờ ôn tập được tổ chức tốt mà những kiến thức đã được học không chỉ được ghi lại trong trí nhớ mà còn được cấu trúc lại, khắc sâu một cách sáng tạo hơn, cái thứ yếu sẽ được loại bỏ ra ngoài và cái chủ yếu được gắn lại với nhau và có một chất lượng mới. Kiến thức giữ lại trong trí nhớ muốn tồn tại lâu dài thì phải được ôn tập và vận dụng thường xuyên. Thông qua việc ôn tập giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xây dựng được một “bức tranh” tổng thể, hệ thống về kiến thức, rèn luyện và phát triển những kỹ năng đã được học, giúp học sinh đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức, sửa và tránh được các sai lầm thường mắc phải trong và sau khi tiếp thu kiến thức mới. 1.2. Các hình thức tổ chức Ôn tập là một khâu trong các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, vì thế ôn tập Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 134-140 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ... 135 không tự đề ra nội dung, chương trình riêng cho nó mà trên cơ sở nội dung chương trình của môn học quy định cho từng khóa học mà lựa chọn những vấn đề cơ bản cần ôn tập và sắp xếp có hệ thống những vấn đề đó. Đối với môn Vật lý [3], cái tạo nên nội dung chính của môn học là những kiến thức cơ bản. Thông qua việc hình thành những kiến thức cơ bản đó mà thực hiện những nhiệm vụ khác của dạy học Vật lý, trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Trong quá trình dạy học Vật lý cần chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều hành quá trình dạy học từ đầu đến cuối, thí dụ như: gợi động cơ, hứng thú, củng cố, ôn tập, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá… Những kiến thức Vật lý cơ bản cần hình thành trong quá trình học kiến thức mới cũng như trong quá trình ôn tập trong chương trình Vật lý ở trường phổ thông gồm các loại sau [3]: Những khái niệm Vật lý, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng Vật lý; những định luật Vật lý; những thuyết Vật lý; những ứng dụng của Vật lý trong kỹ thuật; những phương pháp nhận thức Vật lý. Bên cạnh những kiến thức Vật lý cơ bản cần hình thành ở trên thì học sinh cần phải có một số kỹ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập: Kỹ năng thu thập thông tin: kỹ năng đọc sách; kỹ năng quan sát, đọc đồ thị, biểu đồ; kỹ năng khai thác mạng Internet… Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị; kỹ năng so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp… Kỹ năng truyền đạt thông tin: trình bày, viết, báo cáo kết quả… Ôn tập có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, nhưng thường sử dụng nhiều nhất là các hình thức sau đây [2]: Ôn tập thông qua trả lời các câu hỏi ôn bài dưới dạng tự luận; ôn tập thông qua lập bảng tóm tắt bài học hoặc phần, chương kiến thức đã học; ôn tập thông qua làm bài tập luyện tập; ôn tập thông qua lập sơ đồ kiến thức. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP THEO B-LEARNING 3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ôn tập Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa Vật lý [3] và căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của hoạt động ôn tập, chúng tôi nhận thấy: Để đạt được hiệu quả khi tổ chức hoạt động ôn tập cho học sinh, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải bám sát nội dung và chương trình sách giáo khoa (SGK); quán triệt mục đích, yêu cầu của hoạt động ôn tập; phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh; Đảm bảo tính khái quát cao: qua các nội dung được ôn tập học sin ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động ôn tập và kiểm tra đánh giá chương “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 nâng cao theo B-learning TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THEO B-LEARNING HỒ THỊ MINH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu phương pháp tổ chức hoạt động ôn tập theo b-Learning chương “Dòng điện không đổi” Vật lý 11 nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Từ khóa: b-Learning, chương “Dòng điện không đổi”, Vật lí 11 nâng cao, ôn tập và kiểm tra đánh giá 1. MỞ ĐẦU Trong chương trình Vật lý phổ thông, việc ôn tập kiến thức cho học sinh có vai trò quan trọng. Chương “Dòng điện không đổi” là chương có lượng bài tập khá nhiều và khó [3], [4]. Kiến thức chương “Dòng điện không đổi” có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật [3]. Các tiết học trên lớp không đủ thời gian để cung cấp hết những kiến thức và bài tập của chương nên giáo viên thường gặp khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động này. Mô hình học tập b-Learning [5], [6], [7] giúp học sinh vừa tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống, vừa nhận được các hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên, đồng thời sẽ được hỗ trợ từ các website với một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác. Sự kết hợp của hướng dẫn trên lớp truyền thống và môi trường kỹ thuật số tạo nên một trải nghiệm học tập thích hợp với mỗi cá nhân, hiệu quả hơn, kết quả thu được tốt hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động ôn tập theo b-Learning sẽ khắc phục khó khăn trên. 2. ÔN TẬP VÀ CÁC HÌNH THỨC ÔN TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 1.1. Khái niệm Tiếp thu những quan niệm của các tác giả như Nguyễn Ngọc Bảo; Hà Thị Đức; Nguyễn Bá Kim [2],... chúng tôi cho rằng: Ôn tập là quá trình người học xác nhận lại thông tin, bổ sung và điều chỉnh thông tin, tổ chức lại thông tin theo một cấu trúc khoa học hơn, dễ nhớ và dễ gợi lại hơn, vận dụng thông tin đã lĩnh hội qua đó củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, hình thành vững chắc các kỹ năng, kỹ xảo đã được lĩnh hội, phát triển trí nhớ, tư duy của người học. Ôn tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học ở bất cứ môn học nào trong nhà trường. Nó là biện pháp cần thiết mà giáo viên phải sử dụng trong việc dạy học của mình và nó giúp người học trong quá trình hoàn thiện tri thức và rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo. Nhờ ôn tập được tổ chức tốt mà những kiến thức đã được học không chỉ được ghi lại trong trí nhớ mà còn được cấu trúc lại, khắc sâu một cách sáng tạo hơn, cái thứ yếu sẽ được loại bỏ ra ngoài và cái chủ yếu được gắn lại với nhau và có một chất lượng mới. Kiến thức giữ lại trong trí nhớ muốn tồn tại lâu dài thì phải được ôn tập và vận dụng thường xuyên. Thông qua việc ôn tập giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xây dựng được một “bức tranh” tổng thể, hệ thống về kiến thức, rèn luyện và phát triển những kỹ năng đã được học, giúp học sinh đào sâu, mở rộng, khắc sâu các kiến thức, sửa và tránh được các sai lầm thường mắc phải trong và sau khi tiếp thu kiến thức mới. 1.2. Các hình thức tổ chức Ôn tập là một khâu trong các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, vì thế ôn tập Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 134-140 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ... 135 không tự đề ra nội dung, chương trình riêng cho nó mà trên cơ sở nội dung chương trình của môn học quy định cho từng khóa học mà lựa chọn những vấn đề cơ bản cần ôn tập và sắp xếp có hệ thống những vấn đề đó. Đối với môn Vật lý [3], cái tạo nên nội dung chính của môn học là những kiến thức cơ bản. Thông qua việc hình thành những kiến thức cơ bản đó mà thực hiện những nhiệm vụ khác của dạy học Vật lý, trước hết là phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học. Trong quá trình dạy học Vật lý cần chú ý đến những tác động sư phạm khác nhằm điều hành quá trình dạy học từ đầu đến cuối, thí dụ như: gợi động cơ, hứng thú, củng cố, ôn tập, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá… Những kiến thức Vật lý cơ bản cần hình thành trong quá trình học kiến thức mới cũng như trong quá trình ôn tập trong chương trình Vật lý ở trường phổ thông gồm các loại sau [3]: Những khái niệm Vật lý, đặc biệt là những khái niệm về đại lượng Vật lý; những định luật Vật lý; những thuyết Vật lý; những ứng dụng của Vật lý trong kỹ thuật; những phương pháp nhận thức Vật lý. Bên cạnh những kiến thức Vật lý cơ bản cần hình thành ở trên thì học sinh cần phải có một số kỹ năng sau để nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập: Kỹ năng thu thập thông tin: kỹ năng đọc sách; kỹ năng quan sát, đọc đồ thị, biểu đồ; kỹ năng khai thác mạng Internet… Kỹ năng xử lý thông tin: kỹ năng xây dựng bảng biểu, đồ thị; kỹ năng so sánh, đánh giá, phân tích, tổng hợp… Kỹ năng truyền đạt thông tin: trình bày, viết, báo cáo kết quả… Ôn tập có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, nhưng thường sử dụng nhiều nhất là các hình thức sau đây [2]: Ôn tập thông qua trả lời các câu hỏi ôn bài dưới dạng tự luận; ôn tập thông qua lập bảng tóm tắt bài học hoặc phần, chương kiến thức đã học; ôn tập thông qua làm bài tập luyện tập; ôn tập thông qua lập sơ đồ kiến thức. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP THEO B-LEARNING 3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ôn tập Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa Vật lý [3] và căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của hoạt động ôn tập, chúng tôi nhận thấy: Để đạt được hiệu quả khi tổ chức hoạt động ôn tập cho học sinh, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Phải bám sát nội dung và chương trình sách giáo khoa (SGK); quán triệt mục đích, yêu cầu của hoạt động ôn tập; phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh; Đảm bảo tính khái quát cao: qua các nội dung được ôn tập học sin ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao Chương trình Vật lý phổ thông Phương pháp dạy học vật lý Nâng cao chất lượng học tậpTài liệu liên quan:
-
5 trang 189 0 0
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Sóng cơ
66 trang 88 0 0 -
94 trang 87 0 0
-
157 trang 64 0 0
-
97 trang 56 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các phương pháp giải tích giải bài toán phương trình Vật Lý - Toán
135 trang 39 0 0 -
168 trang 31 0 0
-
Giáo trình Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông - Nguyễn Văn Khải (chủ biên)
169 trang 30 0 0 -
Khai thác và sử dụng các video clip trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 THPT
5 trang 30 0 0 -
85 trang 28 0 0