Danh mục

Tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.76 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non tương lai không chỉ vững vàng về chuyên môn mà còn giỏi về nghiệp vụ, Khoa luôn xác định công tác rèn luyện tay nghề cho sinh viên là nhiệm vụ then chốt trong quá trình đào tạo. Trong khuôn khổ bài viết này xin được chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 15 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CHO SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG ThS.Trần Thị Hằng - TS.Nguyễn Thị Hồng Vân Khoa Giáo dục mầm non - Trường CĐSPTƯTóm tắt Khoa Giáo dục mầm non - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương luôn làđịa chỉ tin cậy trong việc đào tạo giáo viên mầm non. Sinh viên của Khoa, khi ratrường được các cơ sở giáo dục mầm non đón nhận và được xã hội đánh giá cao.Với mục đích đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non tương lai không chỉ vữngvàng về chuyên môn mà còn giỏi về nghiệp vụ, Khoa luôn xác định công tác rènluyện tay nghề cho sinh viên là nhiệm vụ then chốt trong quá trình đào tạo.Trong khuôn khổ bài viết này xin được chia sẻ một số kinh nghiệm trong công táctổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục mầm non.Từ khóa: Hoạt động, thực tập sư phạm, mầm non, đội ngũ giảng viênĐặt vấn đề Thực tập sư phạm là hình thức học tập thực tế không thể thiếu trong quátrình đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non (GDMN). Thực tập tại cơ sởGDMN là khoảng thời gian rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên,đây là thời điểm các em được tiếp cận thực tế, được vận dụng các kiến thức líthuyết đã được học vào thực tế chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó, sinh viên từngbước rèn luyện bản lĩnh, phẩm chất của người giáo viên mầm non cũng nhưnăng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.Nội dung 1. Xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch thực tập khoa học, hợp lí Khi xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch thực tập, khoa GDMN đãcố gắng để đảm bảo được các yêu cầu như: - Chương trình đào tạo phải phù hợp và chất lượng đảm bảo tính hữu dụngqua việc cung cấp kiến thức lí thuyết với việc rèn kĩ năng cho sinh viên gắn liềnvới thực tiễn; - Phân bố thời gian cho từng đợt thực tập sư phạm và thực tập tốt nghiệpphù hợp; - Mục tiêu, nội dung thực tập cụ thể, phù hợp với thời lượng trong từngđợt. Yêu cầu về mức độ các kĩ năng đạt được ở mỗi đợt từ thấp đến cao nhằm 16giúp sinh viên xác định rõ những kĩ năng cần trau dồi trong quá trình học tậptrên lớp cũng như tại các cơ sở giáo dục mầm non; - Kế hoạch đào tạo được biên chế hợp lí nhằm đảm bảo các đợt thực tập làcơ hội để sinh viên được trải nghiệm, thực hành những kiến thức đã được trangbị, gắn với nghề nghiệp của mình. Việc đảm bảo tính toán đúng thời điểm, thời gian, thời lượng và nội dung,yêu cầu thực tập vừa giúp sinh viên rèn luyện đầy đủ các thao tác nghề vừa cóthể dùng kết quả thực tập để điều chỉnh hoạt động học tập của sinh viên cũngnhư điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo của Khoa. Căn cứ vào chương trình đào tạo và biên chế năm học, trợ lí thực hành,thực tập của Khoa xây dựng kế hoạch thực tập chung cho năm học mới với sốlượng đoàn, thời gian, thời lượng, số sinh viên từng đoàn, kế hoạch cho từngkhóa học và kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng đợt. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch thực tập, khoaGDMN thường xuyên tham khảo ý kiến của Ban Giám hiệu và giáo viên cácTrường mầm non thực hành, là những người có cái nhìn thực tiễn và sâu sắc,giúp Khoa đưa ra những yêu cầu, nội dung mà sinh viên cần rèn luyện một cáchphù hợp và hiệu quả nhất. Đây cũng là giải pháp cho việc giảm bớt “sự chênh”giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành. 2. Lựa chọn, xây dựng hệ thống các cơ sở thực hành có chất lượng vàbồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn thực tập Ngay từ khi được thành lập vào năm 2003, với số lượng sinh viên đông nênngoài ba trường mầm non thực hành của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương(CĐSPTƯ) là Trường Thực nghiệm Hoa Hồng, mầm non Thực hành Hoa Senvà mầm non Thực hành Hoa Thủy Tiên, khoa GDMN đã khảo sát một số trườngmầm non trên địa bàn quận Cầu Giấy để tìm hiểu thông tin cần thiết về đội ngũgiáo viên, cán bộ quản lí, số lượng trẻ, cơ sở vật chất... Từ đó, đề nghị vớiTrường CĐSPTƯ, phòng Giáo dục và đào tạo quận Cầu Giấy, Ban giám hiệucác trường mầm non được lựa chọn để xây dựng thành hệ thống cơ sở thực hànhcủa Khoa. Khi các Trường mầm non trở thành cơ sở thực hành, Khoa đã tổ chức cácđợt bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ,đồng thời tổ chức tập huấn cách thức thực hiện và quản lí công tác thực tập chogiáo viên mầm non. Trong quá trình hướng dẫn sinh viên thực tập, giảng viên các bộ môn củaKhoa thường xuyên đến dự giờ, thăm lớp, trao đổi, lắng nghe những đề nghị củagiáo viên và ban giám hiệu các Trường mầm non thực hành để có kế hoạch bồidưỡng chuyên môn thường xuyên hoặc bồi dưỡng theo từng nội dung, bổ sungnhững khâu còn yếu trong quá trình hướng dẫn thực tập. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: